Phát triển tư duy cho trẻ em
07/04/2014
Vai trò người mẹ trong gia đình
16/04/2014
Phát triển tư duy cho trẻ em
07/04/2014
Vai trò người mẹ trong gia đình
16/04/2014

Trẻ em thường có những hành vi quá khích như đánh lại người lớn, hay đòi hỏi đủ thứ nếu không được thì sẽ ăn vạ… Vậy, để ứng phó với những điều trên, là phụ huynh thì chúng ta nên làm gì ? Hãy thử xem các câu trả lời có giúp ích gì cho bạn ?


Con tôi được 21 tháng, thời gian gần đây cứ không vừa ý cái gì là giơ tay đánh người khác (bất kể ai). Tôi cũng đã thử nhiều cách nhu có cương có nhưng tình trạng vẫn y nguyên. Phải làm thế nào thì con mới bỏ được cái tính xấu đó.

Thông thường, các hành vi tiêu cực của trẻ ( Đánh, cắn người khác ) thường do bắt chước hành vi của người thân. Sự bắt chước này có thể do trẻ nhìn thấy hoặc chính bản thân trẻ nhận lãnh ( Có thể bị đánh thật hay chỉ là đánh đùa nhưng trẻ tưởng thật). Vì thế, trước khi điều chỉnh hành vi của bé, gia đình nên xem lại là người lớn đã có những hành vi đó hay chưa, khiến cho trẻ có thể bắt chước.

Do đã có thói quen phản ứng như thế, nên việc phản ứng lại ( như khiển trách, ngăn cản ) không thể làm mất đi mà còn có tác dụng ngược lại là khiến cho trẻ càng nhớ hành vi đó nhiều hơn, vì nó sẽ tạo được sự quan tâm , dù quan tâm để trách phạt. Vì thế khi trẻ có hành vi như vậy, ta nên “hóa giải” bằng các hướng sự chú ý của bé vào chuyện khác ( đánh lạc hướng ) và không la mắng hay cấm đoán ( lờ đi, để trẻ dần dần sẽ quên việc này. Chúng ta cũng có thể khi trẻ định giơ tay, chúng ta sẽ nhanh tay trao cho trẻ một vật gì đó và khiến cho trẻ tập trung vào vật đó. Điều này không nên làm thường xuyên vì trẻ có thể nghĩ là trẻ được thưởng vì hành vi đó, mà thỉnh thoảng, và những vật đưa cho trẻ chỉ là các vật bình thường.

Điều quan trọng là không hề nhắc đến việc này sẽ khiến cho trẻ dần dẩn quên đi, chứ không thể “cắt” hay cấm ngay được hành vi này.



Con tôi hiện được 7,5 tháng. Nhưng có một điều tôi khá lo lắng là hiện bé cứ đòi gì là đòi bằng được. Nếu không được thì bé khóc lóc thảm thiết. Tôi biết trẻ con thì thường thế nhưng Tôi nghĩ cần có biện pháp gì với bé chứ cứ đáp ứng như thế này lớn lên bé sẽ hư mất. mà tôi chưa biết biện pháp nào cả.

Trong độ tuổi này thì bé chưa phân biệt được cái gì của mình và cái gì của người khác ( giai đoạn bất phân ) thường thì đến 24 tháng hay 36 tháng mới ý thức được khả năng sở hữu và phân biệt được cái gì của mình, cái gì của người khác.

Vì thế, trước hết không nên đưa ra trước mắt trẻ những thứ mà chúng ta không muốn trẻ đòi, nhất là không nên “mượn tạm” một món đồ chơi hay một vật của người khác (của trẻ em khác) để “dụ “ bé theo mình hay “dỗ” bé khi bé làm nũng. Còn ngược lại, đã đưa cho bé vật gì (hãy hạn chế danh sách này ) thì cứ để bé cầm chơi cho đến khi chán, bé sẽ bỏ xuống . Còn nếu lỡ để cho bé cầm một vật gì đó, thì hãy tìm cách đưa cho bé một vật tương tự mang tính trao đổi. Như vậy, đừng vì chiều bé mà tạo cho bé những nhu cầu không cần thiết, nếu bé đòi hỏi những điều quá đáng ( không thể cho được ) thì sẽ làm ngơ một cách kiên quyết, cứ để cho bé khóc lóc một hồi, hãy kiên nhẫn trong một số “cuộc chiến” lúc ban đầu. Dần dần bé sẽ hiểu là có la khóc cũng vô ích và sẽ trở nên biết điếu hơn.

Điều quan trọng là đừng nên có thái độ “ người cấm – người cho” nhất là đừng để lâm vào tình trạng “ bố mẹ thì cấm, nhưng ông bà lại cho” vì điều này sẽ khiến cho bé ngày càng đòi hỏi hơn vì biết là đã có những “ô dù” cho chở mình.


CVTL LÊ KHANH

 

Comments

comments

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý