Ứng xử trong gia đình
28/04/2011
Khi con bạn lên 5 tuổi
28/04/2011
Ứng xử trong gia đình
28/04/2011
Khi con bạn lên 5 tuổi
28/04/2011

Bản chất của một người được hình thành từ môi trường xung quanh, gia đình, giáo dục và một phần từ chính cá nhân đó. Cho nên, bạn đừng bao giờ có suy nghĩ là mình có thể thay đổi bản chất người bạn đời của mình…

CÁC QUY TẮC TRONG CUỘC SỐNG VỢ CHỒNG


Đừng cố gắng thay đổi bản chất bạn đời, cũng như không tự làm mình thay đổi

Bản chất của một người được hình thành từ môi trường xung quanh, gia đình, giáo dục và một phần từ chính cá nhân đó. Cho nên, bạn đừng bao giờ có suy nghĩ là mình có thể thay đổi bản chất người bạn đời của mình hoặc có suy nghĩ muốn làm thay đổi họ. Điều đó là không thể. Hơn nữa, khi bạn yêu và kết hôn với họ, tức là bạn đã chấp nhận mọi thứ của bạn đời kể cả những mặt tiêu cực.

Ngược lại, bạn đời cũng yêu và muốn chung sống với phần con người thực chất của bạn được thể hiện ra trong thời gian yêu đương và tìm hiểu. Thật không công bằng và phi lý nếu một trong hai người mong muốn thay đổi bạn đời theo hình mẫu lý tưởng nào đó như mình mong đợi, hoặc cố tình làm thay đổi bản thân để trở thành một người nào khác mà bạn cho là hoàn hảo. Khi bạn làm vậy, nó chẳng khác nào bạn đang tự đào hố cho hôn nhân của mình.

Tuy nhiên, việc sửa đổi một số thói quen xấu thì hoàn toàn khác với việc thay đổi bản chất. Trong chúng ta ai cũng có những thói quen không tốt cả. Nếu bạn nhận ra rằng bản thân mình hay bạn đời có những thói quen xấu đang làm ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng thì hãy cố thay đổi, sửa chữa nó. Việc thay đổi một số thói quen xấu, bỏ các tật xấu có hại cho hôn nhân là cần thiết mà vẫn giữ được bản chất của bạn. Bạn vẫn là bạn. Điều đó hoàn toàn chẳng có gì sai nếu sự thay đổi làm mọi thứ tốt đẹp hơn.

Dưới đây là một số mẹo dành cho bạn khi muốn thay đổi những thói quen xấu của mình sau đây :

  • Đừng bao giờ có suy nghĩ ’’Thói quen lâu rồi, không bỏ được’’. Bạn có thể làm được mọi thứ khi bạn thực sự quyết tâm.
  • Phải thành thực với chính mình. Hãy tự trả lời bản thân câu hỏi ’’Thói quen này đang làm tổn thương đến gia đình mình phải không ?’’.
  • Tâm sự với bạn đời về cảm giác của bạn đối với các tật xấu của mình cũng như tâm sự với anh ấy/cô ấy về mục tiêu của bạn trong việc thay đổi này.
  • Đừng cố gắng sửa đổi nhiều tật cùng một lúc. Tôi biết bạn không thể làm được đâu. Hãy từ từ, thay đổi từng cái một.
  • Tâm sự với bạn đời rằng bạn cần sự động viên, ủng hộ từ phía anh ấy, cô ấy, chứ không muốn họ cằn nhằn, bực dọc với bạn về tật xấu của mình.
  • Đừng đưa ra những lý do biện hộ, những cái cớ cho việc không đạt mục tiêu sửa chữa tật xấu như đã đề ra. Nếu bạn làm vậy, bạn sẽ không bao giờ bỏ được tật xấu, thói quen không tốt của mình.
  • Nếu bạn đời là người có những tật xấu, thói quen xấu và là người cần phải sửa chữa, thay đổi, thì bạn phải thật khéo léo trao đổi với họ. Tránh cằn nhằn, dùng những lời mỉa mai hay chửi bới bạn đời. Bởi điều đó sẽ không mang lại hiệu quả, thậm chí còn làm họ không còn muốn sửa chữa, thay đổi nữa. Vì:
  • Cho dù lý lẽ của bạn có phần đúng, bạn đời vẫn tỏ ra bực bội, khó chịu khi bị la mắng, cằn nhằn.
  • Bạn đời sẽ tìm mọi cách chống chế, biện hộ cho mình khi bị cằn nhằn.
  • Bạn giống như bố mẹ, còn bạn đời ở vị trí như con trẻ khi bạn la rầy, cằn nhằn họ. Điều này hoàn toàn không có lợi vì chẳng ai muốn có thêm một ông bố, hay bà mẹ nào nữa, cũng như không ai muốn mình đang bị ’’dạy đời’’.

VIỆC THAY ĐỔI MỘT SỐ THÓI QUEN XẤU, BỎ CÁC TẬT XẤU CÓ HẠI CHO HÔN NHÂN LÀ CẦN THIẾT MÀ VẪN GIỮ ĐƯỢC BẢN CHẤT CON NGƯỜI CỦA BẠN

Đừng chê chồng/vợ trước mặt bố mẹ của họ

Thông thường, bạn nghĩ rằng các bậc phụ huynh biết rõ điểm yếu của con họ. Việc bạn “vạch mặt, chỉ tên” các điểm yếu ấy chỉ là một cách để bạn giải toả tâm lý mà thôi. Tất nhiên, bạn cũng hy vọng các bậc phụ huynh sẽ tìm cách “cải tạo” đối tác theo hướng có lợi cho bạn. Nhưng e rằng kết quả không như kỳ vọng của bạn.

Khi “trao” đứa con của mình vào tay bạn, các bậc phụ huynh thường nghĩ rằng họ vừa giao cho bạn một “báu vật”. Bạn đừng vội cười, bởi vì trong mắt các bậc phụ huynh, sản phẩm mà họ sinh thành, nuôi dưỡng luôn luôn là số một. Cho dù họ có chỉ ra một vài nhược điểm để bạn thấy rằng họ cũng hết sức khách quan đối với con mình nhưng trong đầu họ vẫn được mặc định rằng, bạn phải hân hạnh lắm mới chiếm lĩnh được “báu vật” ấy. Bạn thử nghĩ xem, ai nỡ đi chê một báu vật trước mặt chủ nhân của chúng!

Một người vợ tâm sự, trong lúc cả nhà đang vui vẻ, cô ấy đã tự đẩy mình vào một tình huống khó xử khi chê chồng lười biếng. Giông tố ở đâu kéo về trên sắc mặt của bà mẹ chồng. “Tôi cứ tưởng tôi cưới vợ cho con trai về là để vợ nó phục vụ nó ba cái chuyện vặt vãnh, giúp nó chuyên tâm lo việc lớn. Nếu mà cưới vợ để con trai tôi ở nhà quanh quẩn bên xó bếp thì thà tôi để nó sống một mình, khỏi thân làm tội đời!”

Tất nhiên không phải bà mẹ nào cũng giận dữ và phản ứng tức thì như trường hợp kể trên. Nhưng không bậc phụ huynh nào cảm thấy thoải mái với những lời phê bình đối với con cái họ.

Khi bạn phê bình bạn đời trước mặt phụ huynh, bạn không lường hết được cảm xúc phức tạp mà bạn gieo vào lòng người khác. Một cô vợ hết sức bất bình vì bị mẹ chồng phản ứng gay gắt khi cô ấy chỉ nói lên một sự thật. Sau này, khi đã làm mẹ, cô ấy mới hiểu được phần nào nỗi khổ của một phụ huynh khi phải nghe những điều không hay về con mình.Thực ra, càng sống gần nhau thì càng nhận ra những khiếm khuyết mà thời tiền hôn nhân chúng ta không nhìn thấy. Việc tuân thủ theo quy tắc này là một điều bất khả thi đối với nhiều cặp vợ chồng.

Nếu như bạn nhất thiết phải phơi bày thói hư, tật xấu của người bạn đời trước mặt các bậc phụ huynh, thì bạn hãy bày tỏ bằng một thái độ dễ mến nhất. Bạn hãy nói lên một sự thật bằng cách nói nửa đùa nửa thật. Sự dí dỏm trong câu nói của bạn sẽ khiến người nghe dễ dàng tiếp nhận hơn. Vừa cười vừa tả cảnh “bây giờ con mới hiểu tại sao lưng chồng con thẳng thế. Anh ấy uốn mãi mà không thể cúi xuống cầm chổi quét nhà” chắc chắn sẽ tốt hơn là câu “chẳng biết anh ý sinh nhằm giờ nào mà lười thối thây ra, mỗi việc cầm chổi quét cái nhà đi cho mát chân mình cũng không xong!”

Nhập gia tùy tục

Quy tắc này thường áp dụng đối với tất cả những ai được gọi là khách khi bước chân vào nhà người khác. Với tờ giấy đăng ký kết hôn và một đám cưới tưng bừng, bạn xuất hiện ở nhà chồng/vợ không phải với tư cách của một người khách, nhưng dù sao bạn cũng là người mới đến.

Bạn hãy thử tưởng tượng vào một buổi sáng đẹp trời, bạn thức dậy và nhận ra mọi thứ đã thay đổi, hoàn toàn thay đổi. Một chiếc giường mới, một người chồng mới cưới, một khung cảnh mới đang chào đón bạn. Bạn bước ra khỏi chiếc giường xa lạ, đi ra khỏi cái buồng ngủ xa lạ, và chào những người hôm qua bạn còn gọi là cô, chú bằng hai từ thân mật “bố, mẹ”.

Việc đầu tiên bạn nên nghĩ tới là liệu bạn sẽ làm gì sau khi đánh răng rửa mặt? Thay quần áo đi làm, chải đầu, rồi ung dung ngồi thưởng thức bữa sáng nóng hổi mà mẹ đã chuẩn bị sẵn. Đấy là quy trình ở nhà mẹ đẻ. Bạn có thể chỉ ngồi ăn sáng mà không chút băn khoăn bởi vì bao nhiêu năm qua bạn đã được chăm bẵm theo cách này rồi. Còn bây giờ, ngay trong buổi sáng đầu tiên ở nhà chồng, rõ ràng là bạn cần phải bắt tay vào làm một cái gì đấy, để tỏ rõ bạn là một thành viên có thiện chí.

Ở Việt Nam điều đầu tiên mà các cô dâu mới thường làm là cầm chổi quét nhà. Có vẻ như đây là một hình thức khởi động tốt nhất trong khi các cô dâu thăm dò những bước nên làm tiếp theo. Mỗi gia đình có một cách đón chào ngày mới khác nhau, và bạn đừng ngạc nhiên nếu như thấy ở nhà chồng, không phải mẹ chồng, cũng không phải bạn mà là bố chồng đứng ra lo liệu bữa sáng. Bạn thấy đấy, chúng ta học cách thích ứng với môi trường mới từ những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống. Khởi động buổi sáng chỉ là một ví dụ đơn giản để bạn hiểu rằng mọi thứ đã vào khuôn khổ rồi, việc của bạn là làm sao để mình vừa vặn trong cái khuôn khổ ấy.

Tính cách, phong tục, tập quán, thói quen…, rất nhiều thứ chi phối đến lối ứng xử trong mỗi một gia đình. Điều này cũng đồng nghĩa với ti tỉ những thứ bạn chưa hề biết tới, nhưng rồi bạn sẽ trải qua hết, bởi vì bạn đang trở thành một mắt xích góp phần nối liền mọi người trong ngôi nhà mới.Tuy nhiên cũng có nhiều người nôn nóng muốn “nhập gia tuỳ tục” đến mức cái gì cũng xăng xái xắn tay vào làm, rồi chuốc mệt vào thân mà đôi khi không thu được kết quả như ý.

Hình như ngày càng nhiều những cô dâu mới không thèm quan tâm đến một buổi sáng diễn ra như thế nào trong nhà chồng. Mọi người làm gì, mặc! Cô mệt, cô cần phải ngủ nướng để lấy lại sức. Điều mà cô quan tâm là làm sao kiếm được nhiều tiền để lo lắng cho chồng con sau này. Kiếm tiền không phải là chuyện xấu. Nhưng sẽ tốt hơn nhiều nếu như chúng ta để ý một chút đến những gì diễn ra xung quanh. Nhiều người than phiền rằng bao nhiêu năm đã trôi qua mà họ không thể hoà hợp được với gia đình chồng/vợ. Chúng ta nên xem lại mong muốn thích ứng của chính mình. Chỉ có sự thành tâm được hoà hợp thì bạn mới có thể nhẹ nhàng thực hiện quy tắc này.

Chàng rể đừng quá khách sáo với nhà vợ

“Dâu con, rể khách”, chẳng hiểu có phải tổng kết của các cụ ngày xưa khiến cho các chàng rể mặc nhiên coi mình là người lạ đối với gia đình nhà vợ? Tại sao lại phải tự tạo khoảng cách như thế nhỉ? Các đức lang quân hãy thử làm một cuộc “cách mạng” lật đổ những thành kiến xưa cũ này xem sao!

Thay vì ngồi yên một chỗ nhìn chằm chằm vào ti vi, bạn hãy thử đi dạo khắp nhà mẹ vợ xem có cái đinh nào cần phải đóng lại, vòi nước nào cần phải bịt lỗ thủng. Đôi khi chỉ với một cử chỉ sà xuống chỗ cô em vợ đang nhặt rau, hỏi thăm cô em vài ba câu chuyện, bạn sẽ làm cho không khí trong nhà ấm cúng hẳn. Bố mẹ vợ sẽ nghĩ nhiều đến bạn mỗi khi nhà hỏng cái ổ khoá, đèn điện tự dưng tối thui. Cả nhà vợ sẽ nhớ tới tiếng xuýt xoa hồn nhiên của bạn bên mâm cơm nóng hổi. Bạn có nhận thấy sự khác biệt giữa việc bạn ngồi uống nước, xem ti vi với những bước chân thân thiện đi lại trong nhà vợ không?

Chắc chắn là khác rồi. Vì chỉ có những người muốn mãi mãi là khách thì mới ngồi yên một chỗ chờ chủ nhà dọn mâm. Bạn là chồng của con gái chủ nhà! Bạn cũng đã gọi chủ nhà là bố mẹ. Vậy thì bạn nên xuất hiện ở đây với tư cách của một người con trai mà chủ nhà vừa “bắt được”.

Có những anh chàng chở vợ đến chơi nhà ông bà nhạc rồi đi về như thể trách nhiệm làm chồng, làm con rể chỉ đến thế. Tất cả những người vợ đều mong muốn chồng mình trở nên thân thiện, gần gũi với bố mẹ, anh em trong nhà. Mỗi người con gái khi đi lấy chồng đều để lại những nỗi lo âu, thương nhớ, mất mát cho bố mẹ. Và họ muốn được trở về nhà cùng chồng, để bù đắp phần nào sự thiếu hụt ấy.

Chỉ là thư giãn như đang ở nhà mình. Chỉ là đối xử như đối xử với người nhà mình. Lâu dần thì chẳng phải cố gắng gì, bạn cũng có thể trở thành một thành viên được nhắc nhở nhiều trong nhà vợ. Bạn thoải mái. Nhà vợ bạn vui. Vợ con bạn có cơ hội được sum họp. Làm một cuộc “cách mạng” tư tưởng như thế cũng đáng mặt nam nhi lắm chứ!

NẾU ĐÃ GỌI ĐƯỢC BỐ MẸ VỢ LÀ BỐ MẸ THÌ BẠN KHÔNG CẦN PHẢI TẠO RA MỘT KHOẢNG CÁCH KHÓ GẦN

Phải biết tiền từ đâu mà có

Ngay từ khi khởi đầu cuộc sống vợ chồng, nếu các bạn chịu khó thống kê mức thu nhập hàng tháng của mình, các bạn đã phải biết khoản thu nhập thêm từ đâu mà có. Thật yên tâm nếu như vợ chồng bạn là những người giỏi xoay xở, biết làm việc cả tay ngoài và tay trong. Nếu các bạn kiếm được tiền bằng chính khả năng của mình thì kể cả khi có những biến động như cơ quan hết việc, chồng/vợ đau ốm thì một người vẫn cứu vãn được tình thế.

Có nhiều cặp vợ chồng, đặc biệt là những người mới bước vào hôn nhân hồn nhiên lấy tiền của bố mẹ chồng/vợ để chi tiêu. Họ được bao cấp từ bé nên vẫn có thói quen ỷ vào các bậc phụ huynh, không cần lo lắng ngày mai sẽ sinh con đẻ cái thế nào, chi tiêu ra sao. Những đồng tiền không do mình làm ra là những đồng tiền dễ phát sinh tiêu cực nhất. Hoặc các bạn không biết quý trọng nó và chi tiêu vô tội vạ. Hoặc đột nhiên các bạn mất nguồn viện trợ, vậy là các bạn bị bỏ đói.

Phải đặt ra những tình huống xấu nhất để các bạn nắm được phần chủ động trong vấn đề tiền bạc. Nếu đọc báo hàng ngày thì các bạn sẽ thấy việc biết đồng tiền từ đâu mà có vô cùng quan trọng. Những người hôm nay ngồi trên xe hơi, nghỉ ở các phòng hạng sang, ngày mai đã phải ê chề vì dính vào vòng lao lý. Vợ/chồng, con cái và cả những người thân của họ không những đau đớn về mặt tinh thần mà cuộc sống vật chất cũng bị ảnh hưởng đáng kể.

Đồng tiền do vợ chồng bạn lao động chân chính rất khác với đồng tiền từ trên trời rơi xuống. Bạn cần nắm vững quy tắc này để đảm bảo rằng những gì mà các bạn nắm trong tay là an toàn và đáng tin cậy.

Thống kê chi tiết những khoản chi của từng tháng

Có bao giờ vợ chồng bạn ngồi nhẩm tính các khoản chi và giật mình vì thấy rằng chỉ với những mục thiết yếu như điện, điện thoại, internet, nước, gửi xe, học phí cho con, tiền ăn hàng ngày…, các bạn đã phải bỏ ra một số tiền gần bằng lương hàng tháng của cả hai vợ chồng. Điều này có nghĩa là tháng nào cũng có nguy cơ tiêu âm vào tiền lương, vì chưa tính đến những mục đột xuất (mà thường tháng nào cũng có) như ma chay, cưới hỏi, sinh nhật, thăm người ốm, rồi người nhà ốm. Bình thường thì vẫn thấy…bình thường. Nhưng khi ngồi tính toán, hai vợ chồng sẽ toát mồ hôi vì nếu cứ chi tiêu vô tư như vậy, các bạn sẽ chẳng có một khoản tiết kiệm nào cho các mục tiêu dài hơi hoặc phòng khi sa cơ lỡ vận. Phải có một bản thống kê chi tiết, rõ ràng để điều chỉnh thói quen mua sắm, đây là quyết định khôn ngoan cần thực hiện.

Bản thống kê này thì làm được gì, nếu như chúng không in thêm tiền cho chúng ta? Rõ ràng là chẳng có phép màu nào giúp cho một bản thống kê bình thường sinh lời được cả. Cái lợi mà nó mang lại phụ thuộc rất nhiều vào khả năng sắp đặt chuyện chi tiêu của vợ chồng bạn. Ví dụ như các bạn có thể tìm cách giảm tiền ở các mục thiết yếu. Tắt bớt một cái bóng đèn, hạn chế các cuộc “buôn dưa lê” qua điện thoại, bỏ thói quen lang thang hàng giờ vô bổ trên internet…Ngay trong tháng sau, chắc chắn mục “chi” của gia đình sẽ được hạ nhiệt từ từ.

Càng thống kê chi tiết thì chúng ta càng thấy rõ được những mục nào có thể giảm. Bản thống kê những khoản chi giống như một hàn thử biểu để chúng tôi biết cách “hạ nhiệt” cho tình hình tài chính vốn còn eo hẹp của gia đình.

( Trích trong : Những quy tắc trong cuộc sống vợ chồng

Alpha Books biên soạn– NXB: Lao động xã hội 2009)

Đừng cố gắng thay đổi bản chất bạn đời, cũng như không tự làm mình thay đổi

Bản chất của một người được hình thành từ môi trường xung quanh, gia đình, giáo dục và một phần từ chính cá nhân đó. Cho nên, bạn đừng bao giờ có suy nghĩ là mình có thể thay đổi bản chất người bạn đời của mình hoặc có suy nghĩ muốn làm thay đổi họ. Điều đó là không thể. Hơn nữa, khi bạn yêu và kết hôn với họ, tức là bạn đã chấp nhận mọi thứ của bạn đời kể cả những mặt tiêu cực.

Ngược lại, bạn đời cũng yêu và muốn chung sống với phần con người thực chất của bạn được thể hiện ra trong thời gian yêu đương và tìm hiểu. Thật không công bằng và phi lý nếu một trong hai người mong muốn thay đổi bạn đời theo hình mẫu lý tưởng nào đó như mình mong đợi, hoặc cố tình làm thay đổi bản thân để trở thành một người nào khác mà bạn cho là hoàn hảo. Khi bạn làm vậy, nó chẳng khác nào bạn đang tự đào hố cho hôn nhân của mình.

Tuy nhiên, việc sửa đổi một số thói quen xấu thì hoàn toàn khác với việc thay đổi bản chất. Trong chúng ta ai cũng có những thói quen không tốt cả. Nếu bạn nhận ra rằng bản thân mình hay bạn đời có những thói quen xấu đang làm ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng thì hãy cố thay đổi, sửa chữa nó. Việc thay đổi một số thói quen xấu, bỏ các tật xấu có hại cho hôn nhân là cần thiết mà vẫn giữ được bản chất của bạn. Bạn vẫn là bạn. Điều đó hoàn toàn chẳng có gì sai nếu sự thay đổi làm mọi thứ tốt đẹp hơn.

Dưới đây là một số mẹo dành cho bạn khi muốn thay đổi những thói quen xấu của mình sau đây :

Đừng bao giờ có suy nghĩ ’’Thói quen lâu rồi, không bỏ được’’. Bạn có thể làm được mọi thứ khi bạn thực sự quyết tâm.

Phải thành thực với chính mình. Hãy tự trả lời bản thân câu hỏi ’’Thói quen này đang làm tổn thương đến gia đình mình phải không ?’’.

Tâm sự với bạn đời về cảm giác của bạn đối với các tật xấu của mình cũng như tâm sự với anh ấy/cô ấy về mục tiêu của bạn trong việc thay đổi này.

Đừng cố gắng sửa đổi nhiều tật cùng một lúc. Tôi biết bạn không thể làm được đâu. Hãy từ từ, thay đổi từng cái một.

Tâm sự với bạn đời rằng bạn cần sự động viên, ủng hộ từ phía anh ấy, cô ấy, chứ không muốn họ cằn nhằn, bực dọc với bạn về tật xấu của mình.

Đừng đưa ra những lý do biện hộ, những cái cớ cho việc không đạt mục tiêu sửa chữa tật xấu như đã đề ra. Nếu bạn làm vậy, bạn sẽ không bao giờ bỏ được tật xấu, thói quen không tốt của mình.

Nếu bạn đời là người có những tật xấu, thói quen xấu và là người cần phải sửa chữa, thay đổi, thì bạn phải thật khéo léo trao đổi với họ. Tránh cằn nhằn, dùng những lời mỉa mai hay chửi bới bạn đời. Bởi điều đó sẽ không mang lại hiệu quả, thậm chí còn làm họ không còn muốn sửa chữa, thay đổi nữa. Vì:

Cho dù lý lẽ của bạn có phần đúng, bạn đời vẫn tỏ ra bực bội, khó chịu khi bị la mắng, cằn nhằn.

Bạn đời sẽ tìm mọi cách chống chế, biện hộ cho mình khi bị cằn nhằn.

Bạn giống như bố mẹ, còn bạn đời ở vị trí như con trẻ khi bạn la rầy, cằn nhằn họ. Điều này hoàn toàn không có lợi vì chẳng ai muốn có thêm một ông bố, hay bà mẹ nào nữa, cũng như không ai muốn mình đang bị ’’dạy đời’’.

Việc la mắng bạn đời là thiếu tôn trọng.

VIỆC THAY ĐỔI MỘT SỐ THÓI QUEN XẤU, BỎ CÁC TẬT XẤU CÓ HẠI CHO HÔN NHÂN LÀ CẦN THIẾT MÀ VẪN GIỮ ĐƯỢC BẢN CHẤT CON NGƯỜI CỦA BẠN

Đừng chê chồng/vợ trước mặt bố mẹ của họ

Thông thường, bạn nghĩ rằng các bậc phụ huynh biết rõ điểm yếu của con họ. Việc bạn “vạch mặt, chỉ tên” các điểm yếu ấy chỉ là một cách để bạn giải toả tâm lý mà thôi. Tất nhiên, bạn cũng hy vọng các bậc phụ huynh sẽ tìm cách “cải tạo” đối tác theo hướng có lợi cho bạn. Nhưng e rằng kết quả không như kỳ vọng của bạn.

Khi “trao” đứa con của mình vào tay bạn, các bậc phụ huynh thường nghĩ rằng họ vừa giao cho bạn một “báu vật”. Bạn đừng vội cười, bởi vì trong mắt các bậc phụ huynh, sản phẩm mà họ sinh thành, nuôi dưỡng luôn luôn là số một. Cho dù họ có chỉ ra một vài nhược điểm để bạn thấy rằng họ cũng hết sức khách quan đối với con mình nhưng trong đầu họ vẫn được mặc định rằng, bạn phải hân hạnh lắm mới chiếm lĩnh được “báu vật” ấy. Bạn thử nghĩ xem, ai nỡ đi chê một báu vật trước mặt chủ nhân của chúng!

Một người vợ tâm sự, trong lúc cả nhà đang vui vẻ, cô ấy đã tự đẩy mình vào một tình huống khó xử khi chê chồng lười biếng. Giông tố ở đâu kéo về trên sắc mặt của bà mẹ chồng. “Tôi cứ tưởng tôi cưới vợ cho con trai về là để vợ nó phục vụ nó ba cái chuyện vặt vãnh, giúp nó chuyên tâm lo việc lớn. Nếu mà cưới vợ để con trai tôi ở nhà quanh quẩn bên xó bếp thì thà tôi để nó sống một mình, khỏi thân làm tội đời!”

Tất nhiên không phải bà mẹ nào cũng giận dữ và phản ứng tức thì như trường hợp kể trên. Nhưng không bậc phụ huynh nào cảm thấy thoải mái với những lời phê bình đối với con cái họ.

Khi bạn phê bình bạn đời trước mặt phụ huynh, bạn không lường hết được cảm xúc phức tạp mà bạn gieo vào lòng người khác. Một cô vợ hết sức bất bình vì bị mẹ chồng phản ứng gay gắt khi cô ấy chỉ nói lên một sự thật. Sau này, khi đã làm mẹ, cô ấy mới hiểu được phần nào nỗi khổ của một phụ huynh khi phải nghe những điều không hay về con mình.

Thực ra, càng sống gần nhau thì càng nhận ra những khiếm khuyết mà thời tiền hôn nhân chúng ta không nhìn thấy. Việc tuân thủ theo quy tắc này là một điều bất khả thi đối với nhiều cặp vợ chồng.

Nếu như bạn nhất thiết phải phơi bày thói hư, tật xấu của người bạn đời trước mặt các bậc phụ huynh, thì bạn hãy bày tỏ bằng một thái độ dễ mến nhất. Bạn hãy nói lên một sự thật bằng cách nói nửa đùa nửa thật. Sự dí dỏm trong câu nói của bạn sẽ khiến người nghe dễ dàng tiếp nhận hơn. Vừa cười vừa tả cảnh “bây giờ con mới hiểu tại sao lưng chồng con thẳng thế. Anh ấy uốn mãi mà không thể cúi xuống cầm chổi quét nhà” chắc chắn sẽ tốt hơn là câu “chẳng biết anh ý sinh nhằm giờ nào mà lười thối thây ra, mỗi việc cầm chổi quét cái nhà đi cho mát chân mình cũng không xong!”

Nhập gia tùy tục

Quy tắc này thường áp dụng đối với tất cả những ai được gọi là khách khi bước chân vào nhà người khác. Với tờ giấy đăng ký kết hôn và một đám cưới tưng bừng, bạn xuất hiện ở nhà chồng/vợ không phải với tư cách của một người khách, nhưng dù sao bạn cũng là người mới đến.

Bạn hãy thử tưởng tượng vào một buổi sáng đẹp trời, bạn thức dậy và nhận ra mọi thứ đã thay đổi, hoàn toàn thay đổi. Một chiếc giường mới, một người chồng mới cưới, một khung cảnh mới đang chào đón bạn. Bạn bước ra khỏi chiếc giường xa lạ, đi ra khỏi cái buồng ngủ xa lạ, và chào những người hôm qua bạn còn gọi là cô, chú bằng hai từ thân mật “bố, mẹ”.

Việc đầu tiên bạn nên nghĩ tới là liệu bạn sẽ làm gì sau khi đánh răng rửa mặt? Thay quần áo đi làm, chải đầu, rồi ung dung ngồi thưởng thức bữa sáng nóng hổi mà mẹ đã chuẩn bị sẵn. Đấy là quy trình ở nhà mẹ đẻ. Bạn có thể chỉ ngồi ăn sáng mà không chút băn khoăn bởi vì bao nhiêu năm qua bạn đã được chăm bẵm theo cách này rồi. Còn bây giờ, ngay trong buổi sáng đầu tiên ở nhà chồng, rõ ràng là bạn cần phải bắt tay vào làm một cái gì đấy, để tỏ rõ bạn là một thành viên có thiện chí.

Ở Việt Nam điều đầu tiên mà các cô dâu mới thường làm là cầm chổi quét nhà. Có vẻ như đây là một hình thức khởi động tốt nhất trong khi các cô dâu thăm dò những bước nên làm tiếp theo. Mỗi gia đình có một cách đón chào ngày mới khác nhau, và bạn đừng ngạc nhiên nếu như thấy ở nhà chồng, không phải mẹ chồng, cũng không phải bạn mà là bố chồng đứng ra lo liệu bữa sáng. Bạn thấy đấy, chúng ta học cách thích ứng với môi trường mới từ những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống. Khởi động buổi sáng chỉ là một ví dụ đơn giản để bạn hiểu rằng mọi thứ đã vào khuôn khổ rồi, việc của bạn là làm sao để mình vừa vặn trong cái khuôn khổ ấy.

Tính cách, phong tục, tập quán, thói quen…, rất nhiều thứ chi phối đến lối ứng xử trong mỗi một gia đình. Điều này cũng đồng nghĩa với ti tỉ những thứ bạn chưa hề biết tới, nhưng rồi bạn sẽ trải qua hết, bởi vì bạn đang trở thành một mắt xích góp phần nối liền mọi người trong ngôi nhà mới.Tuy nhiên cũng có nhiều người nôn nóng muốn “nhập gia tuỳ tục” đến mức cái gì cũng xăng xái xắn tay vào làm, rồi chuốc mệt vào thân mà đôi khi không thu được kết quả như ý.

Hình như ngày càng nhiều những cô dâu mới không thèm quan tâm đến một buổi sáng diễn ra như thế nào trong nhà chồng. Mọi người làm gì, mặc! Cô mệt, cô cần phải ngủ nướng để lấy lại sức. Điều mà cô quan tâm là làm sao kiếm được nhiều tiền để lo lắng cho chồng con sau này. Kiếm tiền không phải là chuyện xấu. Nhưng sẽ tốt hơn nhiều nếu như chúng ta để ý một chút đến những gì diễn ra xung quanh. Nhiều người than phiền rằng bao nhiêu năm đã trôi qua mà họ không thể hoà hợp được với gia đình chồng/vợ. Chúng ta nên xem lại mong muốn thích ứng của chính mình. Chỉ có sự thành tâm được hoà hợp thì bạn mới có thể nhẹ nhàng thực hiện quy tắc này.

Chàng rể đừng quá khách sáo với nhà vợ

“Dâu con, rể khách”, chẳng hiểu có phải tổng kết của các cụ ngày xưa khiến cho các chàng rể mặc nhiên coi mình là người lạ đối với gia đình nhà vợ? Tại sao lại phải tự tạo khoảng cách như thế nhỉ? Các đức lang quân hãy thử làm một cuộc “cách mạng” lật đổ những thành kiến xưa cũ này xem sao!

Thay vì ngồi yên một chỗ nhìn chằm chằm vào ti vi, bạn hãy thử đi dạo khắp nhà mẹ vợ xem có cái đinh nào cần phải đóng lại, vòi nước nào cần phải bịt lỗ thủng. Đôi khi chỉ với một cử chỉ sà xuống chỗ cô em vợ đang nhặt rau, hỏi thăm cô em vài ba câu chuyện, bạn sẽ làm cho không khí trong nhà ấm cúng hẳn. Bố mẹ vợ sẽ nghĩ nhiều đến bạn mỗi khi nhà hỏng cái ổ khoá, đèn điện tự dưng tối thui. Cả nhà vợ sẽ nhớ tới tiếng xuýt xoa hồn nhiên của bạn bên mâm cơm nóng hổi. Bạn có nhận thấy sự khác biệt giữa việc bạn ngồi uống nước, xem ti vi với những bước chân thân thiện đi lại trong nhà vợ không?

Chắc chắn là khác rồi. Vì chỉ có những người muốn mãi mãi là khách thì mới ngồi yên một chỗ chờ chủ nhà dọn mâm. Bạn là chồng của con gái chủ nhà! Bạn cũng đã gọi chủ nhà là bố mẹ. Vậy thì bạn nên xuất hiện ở đây với tư cách của một người con trai mà chủ nhà vừa “bắt được”.

Có những anh chàng chở vợ đến chơi nhà ông bà nhạc rồi đi về như thể trách nhiệm làm chồng, làm con rể chỉ đến thế. Tất cả những người vợ đều mong muốn chồng mình trở nên thân thiện, gần gũi với bố mẹ, anh em trong nhà. Mỗi người con gái khi đi lấy chồng đều để lại những nỗi lo âu, thương nhớ, mất mát cho bố mẹ. Và họ muốn được trở về nhà cùng chồng, để bù đắp phần nào sự thiếu hụt ấy.

Chỉ là thư giãn như đang ở nhà mình. Chỉ là đối xử như đối xử với người nhà mình. Lâu dần thì chẳng phải cố gắng gì, bạn cũng có thể trở thành một thành viên được nhắc nhở nhiều trong nhà vợ. Bạn thoải mái. Nhà vợ bạn vui. Vợ con bạn có cơ hội được sum họp. Làm một cuộc “cách mạng” tư tưởng như thế cũng đáng mặt nam nhi lắm chứ!

NẾU ĐÃ GỌI ĐƯỢC BỐ MẸ VỢ LÀ BỐ MẸ THÌ BẠN KHÔNG CẦN PHẢI TẠO RA MỘT KHOẢNG CÁCH KHÓ GẦN

Phải biết tiền từ đâu mà có

Ngay từ khi khởi đầu cuộc sống vợ chồng, nếu các bạn chịu khó thống kê mức thu nhập hàng tháng của mình, các bạn đã phải biết khoản thu nhập thêm từ đâu mà có. Thật yên tâm nếu như vợ chồng bạn là những người giỏi xoay xở, biết làm việc cả tay ngoài và tay trong. Nếu các bạn kiếm được tiền bằng chính khả năng của mình thì kể cả khi có những biến động như cơ quan hết việc, chồng/vợ đau ốm thì một người vẫn cứu vãn được tình thế.

Có nhiều cặp vợ chồng, đặc biệt là những người mới bước vào hôn nhân hồn nhiên lấy tiền của bố mẹ chồng/vợ để chi tiêu. Họ được bao cấp từ bé nên vẫn có thói quen ỷ vào các bậc phụ huynh, không cần lo lắng ngày mai sẽ sinh con đẻ cái thế nào, chi tiêu ra sao. Những đồng tiền không do mình làm ra là những đồng tiền dễ phát sinh tiêu cực nhất. Hoặc các bạn không biết quý trọng nó và chi tiêu vô tội vạ. Hoặc đột nhiên các bạn mất nguồn viện trợ, vậy là các bạn bị bỏ đói.

Phải đặt ra những tình huống xấu nhất để các bạn nắm được phần chủ động trong vấn đề tiền bạc. Nếu đọc báo hàng ngày thì các bạn sẽ thấy việc biết đồng tiền từ đâu mà có vô cùng quan trọng. Những người hôm nay ngồi trên xe hơi, nghỉ ở các phòng hạng sang, ngày mai đã phải ê chề vì dính vào vòng lao lý. Vợ/chồng, con cái và cả những người thân của họ không những đau đớn về mặt tinh thần mà cuộc sống vật chất cũng bị ảnh hưởng đáng kể.

Đồng tiền do vợ chồng bạn lao động chân chính rất khác với đồng tiền từ trên trời rơi xuống. Bạn cần nắm vững quy tắc này để đảm bảo rằng những gì mà các bạn nắm trong tay là an toàn và đáng tin cậy.

Thống kê chi tiết những khoản chi của từng tháng

Có bao giờ vợ chồng bạn ngồi nhẩm tính các khoản chi và giật mình vì thấy rằng chỉ với những mục thiết yếu như điện, điện thoại, internet, nước, gửi xe, học phí cho con, tiền ăn hàng ngày…, các bạn đã phải bỏ ra một số tiền gần bằng lương hàng tháng của cả hai vợ chồng. Điều này có nghĩa là tháng nào cũng có nguy cơ tiêu âm vào tiền lương, vì chưa tính đến những mục đột xuất (mà thường tháng nào cũng có) như ma chay, cưới hỏi, sinh nhật, thăm người ốm, rồi người nhà ốm. Bình thường thì vẫn thấy…bình thường. Nhưng khi ngồi tính toán, hai vợ chồng sẽ toát mồ hôi vì nếu cứ chi tiêu vô tư như vậy, các bạn sẽ chẳng có một khoản tiết kiệm nào cho các mục tiêu dài hơi hoặc phòng khi sa cơ lỡ vận. Phải có một bản thống kê chi tiết, rõ ràng để điều chỉnh thói quen mua sắm, đây là quyết định khôn ngoan cần thực hiện.

Bản thống kê này thì làm được gì, nếu như chúng không in thêm tiền cho chúng ta? Rõ ràng là chẳng có phép màu nào giúp cho một bản thống kê bình thường sinh lời được cả. Cái lợi mà nó mang lại phụ thuộc rất nhiều vào khả năng sắp đặt chuyện chi tiêu của vợ chồng bạn. Ví dụ như các bạn có thể tìm cách giảm tiền ở các mục thiết yếu. Tắt bớt một cái bóng đèn, hạn chế các cuộc “buôn dưa lê” qua điện thoại, bỏ thó

Đừng cố gắng thay đổi bản chất bạn đời, cũng như không tự làm mình thay đổi

Bản chất của một người được hình thành từ môi trường xung quanh, gia đình, giáo dục và một phần từ chính cá nhân đó. Cho nên, bạn đừng bao giờ có suy nghĩ là mình có thể thay đổi bản chất người bạn đời của mình hoặc có suy nghĩ muốn làm thay đổi họ. Điều đó là không thể. Hơn nữa, khi bạn yêu và kết hôn với họ, tức là bạn đã chấp nhận mọi thứ của bạn đời kể cả những mặt tiêu cực.

Ngược lại, bạn đời cũng yêu và muốn chung sống với phần con người thực chất của bạn được thể hiện ra trong thời gian yêu đương và tìm hiểu. Thật không công bằng và phi lý nếu một trong hai người mong muốn thay đổi bạn đời theo hình mẫu lý tưởng nào đó như mình mong đợi, hoặc cố tình làm thay đổi bản thân để trở thành một người nào khác mà bạn cho là hoàn hảo. Khi bạn làm vậy, nó chẳng khác nào bạn đang tự đào hố cho hôn nhân của mình.

Tuy nhiên, việc sửa đổi một số thói quen xấu thì hoàn toàn khác với việc thay đổi bản chất. Trong chúng ta ai cũng có những thói quen không tốt cả. Nếu bạn nhận ra rằng bản thân mình hay bạn đời có những thói quen xấu đang làm ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng thì hãy cố thay đổi, sửa chữa nó. Việc thay đổi một số thói quen xấu, bỏ các tật xấu có hại cho hôn nhân là cần thiết mà vẫn giữ được bản chất của bạn. Bạn vẫn là bạn. Điều đó hoàn toàn chẳng có gì sai nếu sự thay đổi làm mọi thứ tốt đẹp hơn.

Dưới đây là một số mẹo dành cho bạn khi muốn thay đổi những thói quen xấu của mình sau đây :

Đừng bao giờ có suy nghĩ ’’Thói quen lâu rồi, không bỏ được’’. Bạn có thể làm được mọi thứ khi bạn thực sự quyết tâm.

Phải thành thực với chính mình. Hãy tự trả lời bản thân câu hỏi ’’Thói quen này đang làm tổn thương đến gia đình mình phải không ?’’.

Tâm sự với bạn đời về cảm giác của bạn đối với các tật xấu của mình cũng như tâm sự với anh ấy/cô ấy về mục tiêu của bạn trong việc thay đổi này.

Đừng cố gắng sửa đổi nhiều tật cùng một lúc. Tôi biết bạn không thể làm được đâu. Hãy từ từ, thay đổi từng cái một.

Tâm sự với bạn đời rằng bạn cần sự động viên, ủng hộ từ phía anh ấy, cô ấy, chứ không muốn họ cằn nhằn, bực dọc với bạn về tật xấu của mình.

Đừng đưa ra những lý do biện hộ, những cái cớ cho việc không đạt mục tiêu sửa chữa tật xấu như đã đề ra. Nếu bạn làm vậy, bạn sẽ không bao giờ bỏ được tật xấu, thói quen không tốt của mình.

Nếu bạn đời là người có những tật xấu, thói quen xấu và là người cần phải sửa chữa, thay đổi, thì bạn phải thật khéo léo trao đổi với họ. Tránh cằn nhằn, dùng những lời mỉa mai hay chửi bới bạn đời. Bởi điều đó sẽ không mang lại hiệu quả, thậm chí còn làm họ không còn muốn sửa chữa, thay đổi nữa. Vì:

Cho dù lý lẽ của bạn có phần đúng, bạn đời vẫn tỏ ra bực bội, khó chịu khi bị la mắng, cằn nhằn.

Bạn đời sẽ tìm mọi cách chống chế, biện hộ cho mình khi bị cằn nhằn.

Bạn giống như bố mẹ, còn bạn đời ở vị trí như con trẻ khi bạn la rầy, cằn nhằn họ. Điều này hoàn toàn không có lợi vì chẳng ai muốn có thêm một ông bố, hay bà mẹ nào nữa, cũng như không ai muốn mình đang bị ’’dạy đời’’.

Việc la mắng bạn đời là thiếu tôn trọng.

 

VIỆC THAY ĐỔI MỘT SỐ THÓI QUEN XẤU, BỎ CÁC TẬT XẤU CÓ HẠI CHO HÔN NHÂN LÀ CẦN THIẾT MÀ VẪN GIỮ ĐƯỢC BẢN CHẤT CON NGƯỜI CỦA BẠN

 

Đừng chê chồng/vợ trước mặt bố mẹ của họ

Thông thường, bạn nghĩ rằng các bậc phụ huynh biết rõ điểm yếu của con họ. Việc bạn “vạch mặt, chỉ tên” các điểm yếu ấy chỉ là một cách để bạn giải toả tâm lý mà thôi. Tất nhiên, bạn cũng hy vọng các bậc phụ huynh sẽ tìm cách “cải tạo” đối tác theo hướng có lợi cho bạn. Nhưng e rằng kết quả không như kỳ vọng của bạn.

Khi “trao” đứa con của mình vào tay bạn, các bậc phụ huynh thường nghĩ rằng họ vừa giao cho bạn một “báu vật”. Bạn đừng vội cười, bởi vì trong mắt các bậc phụ huynh, sản phẩm mà họ sinh thành, nuôi dưỡng luôn luôn là số một. Cho dù họ có chỉ ra một vài nhược điểm để bạn thấy rằng họ cũng hết sức khách quan đối với con mình nhưng trong đầu họ vẫn được mặc định rằng, bạn phải hân hạnh lắm mới chiếm lĩnh được “báu vật” ấy. Bạn thử nghĩ xem, ai nỡ đi chê một báu vật trước mặt chủ nhân của chúng!

Một người vợ tâm sự, trong lúc cả nhà đang vui vẻ, cô ấy đã tự đẩy mình vào một tình huống khó xử khi chê chồng lười biếng. Giông tố ở đâu kéo về trên sắc mặt của bà mẹ chồng. “Tôi cứ tưởng tôi cưới vợ cho con trai về là để vợ nó phục vụ nó ba cái chuyện vặt vãnh, giúp nó chuyên tâm lo việc lớn. Nếu mà cưới vợ để con trai tôi ở nhà quanh quẩn bên xó bếp thì thà tôi để nó sống một mình, khỏi thân làm tội đời!”

Tất nhiên không phải bà mẹ nào cũng giận dữ và phản ứng tức thì như trường hợp kể trên. Nhưng không bậc phụ huynh nào cảm thấy thoải mái với những lời phê bình đối với con cái họ.

Khi bạn phê bình bạn đời trước mặt phụ huynh, bạn không lường hết được cảm xúc phức tạp mà bạn gieo vào lòng người khác. Một cô vợ hết sức bất bình vì bị mẹ chồng phản ứng gay gắt khi cô ấy chỉ nói lên một sự thật. Sau này, khi đã làm mẹ, cô ấy mới hiểu được phần nào nỗi khổ của một phụ huynh khi phải nghe những điều không hay về con mình.

Thực ra, càng sống gần nhau thì càng nhận ra những khiếm khuyết mà thời tiền hôn nhân chúng ta không nhìn thấy. Việc tuân thủ theo quy tắc này là một điều bất khả thi đối với nhiều cặp vợ chồng.

Nếu như bạn nhất thiết phải phơi bày thói hư, tật xấu của người bạn đời trước mặt các bậc phụ huynh, thì bạn hãy bày tỏ bằng một thái độ dễ mến nhất. Bạn hãy nói lên một sự thật bằng cách nói nửa đùa nửa thật. Sự dí dỏm trong câu nói của bạn sẽ khiến người nghe dễ dàng tiếp nhận hơn. Vừa cười vừa tả cảnh “bây giờ con mới hiểu tại sao lưng chồng con thẳng thế. Anh ấy uốn mãi mà không thể cúi xuống cầm chổi quét nhà” chắc chắn sẽ tốt hơn là câu “chẳng biết anh ý sinh nhằm giờ nào mà lười thối thây ra, mỗi việc cầm chổi quét cái nhà đi cho mát chân mình cũng không xong!”

Nhập gia tùy tục

Quy tắc này thường áp dụng đối với tất cả những ai được gọi là khách khi bước chân vào nhà người khác. Với tờ giấy đăng ký kết hôn và một đám cưới tưng bừng, bạn xuất hiện ở nhà chồng/vợ không phải với tư cách của một người khách, nhưng dù sao bạn cũng là người mới đến.

Bạn hãy thử tưởng tượng vào một buổi sáng đẹp trời, bạn thức dậy và nhận ra mọi thứ đã thay đổi, hoàn toàn thay đổi. Một chiếc giường mới, một người chồng mới cưới, một khung cảnh mới đang chào đón bạn. Bạn bước ra khỏi chiếc giường xa lạ, đi ra khỏi cái buồng ngủ xa lạ, và chào những người hôm qua bạn còn gọi là cô, chú bằng hai từ thân mật “bố, mẹ”.

Việc đầu tiên bạn nên nghĩ tới là liệu bạn sẽ làm gì sau khi đánh răng rửa mặt? Thay quần áo đi làm, chải đầu, rồi ung dung ngồi thưởng thức bữa sáng nóng hổi mà mẹ đã chuẩn bị sẵn. Đấy là quy trình ở nhà mẹ đẻ. Bạn có thể chỉ ngồi ăn sáng mà không chút băn khoăn bởi vì bao nhiêu năm qua bạn đã được chăm bẵm theo cách này rồi. Còn bây giờ, ngay trong buổi sáng đầu tiên ở nhà chồng, rõ ràng là bạn cần phải bắt tay vào làm một cái gì đấy, để tỏ rõ bạn là một thành viên có thiện chí.

Ở Việt Nam điều đầu tiên mà các cô dâu mới thường làm là cầm chổi quét nhà. Có vẻ như đây là một hình thức khởi động tốt nhất trong khi các cô dâu thăm dò những bước nên làm tiếp theo. Mỗi gia đình có một cách đón chào ngày mới khác nhau, và bạn đừng ngạc nhiên nếu như thấy ở nhà chồng, không phải mẹ chồng, cũng không phải bạn mà là bố chồng đứng ra lo liệu bữa sáng. Bạn thấy đấy, chúng ta học cách thích ứng với môi trường mới từ những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống. Khởi động buổi sáng chỉ là một ví dụ đơn giản để bạn hiểu rằng mọi thứ đã vào khuôn khổ rồi, việc của bạn là làm sao để mình vừa vặn trong cái khuôn khổ ấy.

Tính cách, phong tục, tập quán, thói quen…, rất nhiều thứ chi phối đến lối ứng xử trong mỗi một gia đình. Điều này cũng đồng nghĩa với ti tỉ những thứ bạn chưa hề biết tới, nhưng rồi bạn sẽ trải qua hết, bởi vì bạn đang trở thành một mắt xích góp phần nối liền mọi người trong ngôi nhà mới.Tuy nhiên cũng có nhiều người nôn nóng muốn “nhập gia tuỳ tục” đến mức cái gì cũng xăng xái xắn tay vào làm, rồi chuốc mệt vào thân mà đôi khi không thu được kết quả như ý.

Hình như ngày càng nhiều những cô dâu mới không thèm quan tâm đến một buổi sáng diễn ra như thế nào trong nhà chồng. Mọi người làm gì, mặc! Cô mệt, cô cần phải ngủ nướng để lấy lại sức. Điều mà cô quan tâm là làm sao kiếm được nhiều tiền để lo lắng cho chồng con sau này. Kiếm tiền không phải là chuyện xấu. Nhưng sẽ tốt hơn nhiều nếu như chúng ta để ý một chút đến những gì diễn ra xung quanh. Nhiều người than phiền rằng bao nhiêu năm đã trôi qua mà họ không thể hoà hợp được với gia đình chồng/vợ. Chúng ta nên xem lại mong muốn thích ứng của chính mình. Chỉ có sự thành tâm được hoà hợp thì bạn mới có thể nhẹ nhàng thực hiện quy tắc này.

 

Chàng rể đừng quá khách sáo với nhà vợ

“Dâu con, rể khách”, chẳng hiểu có phải tổng kết của các cụ ngày xưa khiến cho các chàng rể mặc nhiên coi mình là người lạ đối với gia đình nhà vợ? Tại sao lại phải tự tạo khoảng cách như thế nhỉ? Các đức lang quân hãy thử làm một cuộc “cách mạng” lật đổ những thành kiến xưa cũ này xem sao!

Thay vì ngồi yên một chỗ nhìn chằm chằm vào ti vi, bạn hãy thử đi dạo khắp nhà mẹ vợ xem có cái đinh nào cần phải đóng lại, vòi nước nào cần phải bịt lỗ thủng. Đôi khi chỉ với một cử chỉ sà xuống chỗ cô em vợ đang nhặt rau, hỏi thăm cô em vài ba câu chuyện, bạn sẽ làm cho không khí trong nhà ấm cúng hẳn. Bố mẹ vợ sẽ nghĩ nhiều đến bạn mỗi khi nhà hỏng cái ổ khoá, đèn điện tự dưng tối thui. Cả nhà vợ sẽ nhớ tới tiếng xuýt xoa hồn nhiên của bạn bên mâm cơm nóng hổi. Bạn có nhận thấy sự khác biệt giữa việc bạn ngồi uống nước, xem ti vi với những bước chân thân thiện đi lại trong nhà vợ không?

Chắc chắn là khác rồi. Vì chỉ có những người muốn mãi mãi là khách thì mới ngồi yên một chỗ chờ chủ nhà dọn mâm. Bạn là chồng của con gái chủ nhà! Bạn cũng đã gọi chủ nhà là bố mẹ. Vậy thì bạn nên xuất hiện ở đây với tư cách của một người con trai mà chủ nhà vừa “bắt được”.

Có những anh chàng chở vợ đến chơi nhà ông bà nhạc rồi đi về như thể trách nhiệm làm chồng, làm con rể chỉ đến thế. Tất cả những người vợ đều mong muốn chồng mình trở nên thân thiện, gần gũi với bố mẹ, anh em trong nhà. Mỗi người con gái khi đi lấy chồng đều để lại những nỗi lo âu, thương nhớ, mất mát cho bố mẹ. Và họ muốn được trở về nhà cùng chồng, để bù đắp phần nào sự thiếu hụt ấy.

Chỉ là thư giãn như đang ở nhà mình. Chỉ là đối xử như đối xử với người nhà mình. Lâu dần thì chẳng phải cố gắng gì, bạn cũng có thể trở thành một thành viên được nhắc nhở nhiều trong nhà vợ. Bạn thoải mái. Nhà vợ bạn vui. Vợ con bạn có cơ hội được sum họp. Làm một cuộc “cách mạng” tư tưởng như thế cũng đáng mặt nam nhi lắm chứ!

NẾU ĐÃ GỌI ĐƯỢC BỐ MẸ VỢ LÀ BỐ MẸ THÌ BẠN KHÔNG CẦN PHẢI TẠO RA MỘT KHOẢNG CÁCH KHÓ GẦN

 

Phải biết tiền từ đâu mà có

Ngay từ khi khởi đầu cuộc sống vợ chồng, nếu các bạn chịu khó thống kê mức thu nhập hàng tháng của mình, các bạn đã phải biết khoản thu nhập thêm từ đâu mà có. Thật yên tâm nếu như vợ chồng bạn là những người giỏi xoay xở, biết làm việc cả tay ngoài và tay trong. Nếu các bạn kiếm được tiền bằng chính khả năng của mình thì kể cả khi có những biến động như cơ quan hết việc, chồng/vợ đau ốm thì một người vẫn cứu vãn được tình thế.

Có nhiều cặp vợ chồng, đặc biệt là những người mới bước vào hôn nhân hồn nhiên lấy tiền của bố mẹ chồng/vợ để chi tiêu. Họ được bao cấp từ bé nên vẫn có thói quen ỷ vào các bậc phụ huynh, không cần lo lắng ngày mai sẽ sinh con đẻ cái thế nào, chi tiêu ra sao. Những đồng tiền không do mình làm ra là những đồng tiền dễ phát sinh tiêu cực nhất. Hoặc các bạn không biết quý trọng nó và chi tiêu vô tội vạ. Hoặc đột nhiên các bạn mất nguồn viện trợ, vậy là các bạn bị bỏ đói.

Phải đặt ra những tình huống xấu nhất để các bạn nắm được phần chủ động trong vấn đề tiền bạc. Nếu đọc báo hàng ngày thì các bạn sẽ thấy việc biết đồng tiền từ đâu mà có vô cùng quan trọng. Những người hôm nay ngồi trên xe hơi, nghỉ ở các phòng hạng sang, ngày mai đã phải ê chề vì dính vào vòng lao lý. Vợ/chồng, con cái và cả những người thân của họ không những đau đớn về mặt tinh thần mà cuộc sống vật chất cũng bị ảnh hưởng đáng kể.

Đồng tiền do vợ chồng bạn lao động chân chính rất khác với đồng tiền từ trên trời rơi xuống. Bạn cần nắm vững quy tắc này để đảm bảo rằng những gì mà các bạn nắm trong tay là an toàn và đáng tin cậy.

 

Thống kê chi tiết những khoản chi của từng tháng

Có bao giờ vợ chồng bạn ngồi nhẩm tính các khoản chi và giật mình vì thấy rằng chỉ với những mục thiết yếu như điện, điện thoại, internet, nước, gửi xe, học phí cho con, tiền ăn hàng ngày…, các bạn đã phải bỏ ra một số tiền gần bằng lương hàng tháng của cả hai vợ chồng. Điều này có nghĩa là tháng nào cũng có nguy cơ tiêu âm vào tiền lương, vì chưa tính đến những mục đột xuất (mà thường tháng nào cũng có) như ma chay, cưới hỏi, sinh nhật, thăm người ốm, rồi người nhà ốm. Bình thường thì vẫn thấy…bình thường. Nhưng khi ngồi tính toán, hai vợ chồng sẽ toát mồ hôi vì nếu cứ chi tiêu vô tư như vậy, các bạn sẽ chẳng có một khoản tiết kiệm nào cho các mục tiêu dài hơi hoặc phòng khi sa cơ lỡ vận. Phải có một bản thống kê chi tiết, rõ ràng để điều chỉnh thói quen mua sắm, đây là quyết định khôn ngoan cần thực hiện.

Bản thống kê này thì làm được gì, nếu như chúng không in thêm tiền cho chúng ta? Rõ ràng là chẳng có phép màu nào giúp cho một bản thống kê bình thường sinh lời được cả. Cái lợi mà nó mang lại phụ thuộc rất nhiều vào khả năng sắp đặt chuyện chi tiêu của vợ chồng bạn. Ví dụ như các bạn có thể tìm cách giảm tiền ở các mục thiết yếu. Tắt bớt một cái bóng đèn, hạn chế các cuộc “buôn dưa lê” qua điện thoại, bỏ thói quen lang thang hàng giờ vô bổ trên internet…Ngay trong tháng sau, chắc chắn mục “chi” của gia đình sẽ được hạ nhiệt từ từ.

Càng thống kê chi tiết thì chúng ta càng thấy rõ được những mục nào có thể giảm. Bản thống kê những khoản chi giống như một hàn thử biểu để chúng tôi biết cách “hạ nhiệt” cho tình hình tài chính vốn còn eo hẹp của gia đình.

( Trích trong : Những quy tắc trong cuộc sống vợ chồng

Alpha Books biên soạn– NXB: Lao động xã hội 2009)

 

 

 

 

i quen lang thang hàng giờ vô bổ trên internet…Ngay trong tháng sau, chắc chắn mục “chi” của gia đình sẽ được hạ nhiệt từ từ.

Càng thống kê chi tiết thì chúng ta càng thấy rõ được những mục nào có thể giảm. Bản thống kê những khoản chi giống như một hàn thử biểu để chúng tôi biết cách “hạ nhiệt” cho tình hình tài chính vốn còn eo hẹp của gia đình.

( Trích trong : Những quy tắc trong cuộc sống vợ chồng

Alpha Books biên soạn– NXB: Lao động xã hội 2009)

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý