Tình trạng Hiếu động Kém tập trung
19/12/2011
Trẻ trầm cảm nếu thiếu vui chơi
20/12/2011
Tình trạng Hiếu động Kém tập trung
19/12/2011
Trẻ trầm cảm nếu thiếu vui chơi
20/12/2011

Trong y học cổ truyền bạch quả được xem là dược liệu ưu việt để chữa các rối loạn của hệ tuần hoàn và não.


Cây bạch quả tên khoa học là Ginkgo biloba, trong lá có chứa các flavonoit và các terpenoit như ginkgolit, bilobalit. Các hoạt chất trong lá bạch quả có các tác dụng sau:

– Giúp cải thiện lưu thông máu, kích thích và tăng tuần hoàn não (bao gồm cả vi tuần hoàn trong các mao mạch nhỏ) đến phần lớn các mô và cơ quan; bảo vệ chống lại các tổn thương tế bào; ngăn chặn nhiều tác động của tác nhân hoạt hóa tiểu huyết cầu (tụ tập tiểu huyết cầu, vón cục máu) có liên quan tới sự phát triển của một loạt rối loạn tim mạch, thận, hô hấp và hệ thần kinh trung ương.

Bạch quả giúp mạch máu giãn ra, làm số lượng máu lưu thông nhiều hơn, làm hạ áp suất máu trong mao mạch, giúp đưa một lượng lớn oxy và các chất dinh dưỡng đến các vùng não bị tổn hại, nhờ đó các tế bào não được hồi phục nhanh chóng.

– Chống lão suy và bệnh Alzheimer, mỗi ngày sử dụng 120mg cao chiết từ lá bạch quả giúp trí óc minh mẫn và phản ứng nhanh nhạy hơn.

– Tăng cường trí nhớ và tập trung tinh thần, mỗi ngày dùng khoảng 40mg cao bạch quả sẽ giúp tăng hiệu suất làm việc hiệu quả rõ rệt.

– Chữa chứng đau nửa đầu, 80% bệnh nhân sử dụng cao bạch quả thấy giảm triệu chứng đau rõ rệt do tác động của các hoạt chất lên động mạch.

– Chữa chứng tê cóng tay chân. Cao bạch quả giúp máu lưu thông dễ dàng đến tứ chi cũng như các bộ phận khác trong cơ thể.

– Giúp tăng cường thính giác, nhờ tác dụng tăng cường lượng oxy đến cơ quan thính giác. Mỗi ngày dùng 160mg cao trong thời gian 1-3 tháng, kết quả đạt được là 80%.

– Chữa bệnh liệt dương. Bạch quả giúp máu lưu thông dễ dàng nên giúp tăng dung tích và tạo áp suất máu cần thiết cho sự cương cứng.

– Chống lão hóa, các hợp chất flavonoit trong lá bạch quả đóng vai trò một chất chống oxy hóa tế bào tuyệt hảo, giúp cơ thể chống lại tình trạng suy thoái, già hóa, nhờ đó tinh thần minh mẫn, sảng khoái, cơ thể trẻ lâu và tuổi thọ được kéo dài. Liều dùng: ngày 2-3 lần, mỗi lần 40mg cao khô.

Tiện ích upload ảnh miễn phí, không cần đăng ký! | up.anhso.net


Dược tính của cây bạch quả

Người Trung Hoa đã xử dụng dược tính của cây bạch quả từ nhiều thế kỷ. Cho tới nay, nhiều khi trong các thang thuốc cũng có mấy hạt bạch quả được trộn lẫn với những vị thuốc khác.  Các thầy thuốc bắc dùng trái bạch quả trị các bệnh về não, bệnh suyễn, sưng cuống phổi. Trong các sách thuốc Trung Hoa vào thế kỷ 15, 16 người ta cũng dùng hạt bạch quả rang khô để trị các bệnh liên quan đến cơ quan tiêu hóa. Ngoài ra trái bạch quả chín còn được ngâm vào dầu ăn 100 ngày trước khi dùng trị bệnh phổi. Lá bạch quả cũng được người Trung Hoa dùng trị bệnh tiêu chảy, vò những lá tươi xát vào da khi bị khô vì trời lạnh, hay bị cháy nắng có những vết như tàn nhang, hoặc da bị trầy trụa. Tại Nhật Bản, người ta khám phá thấy sau khi bóc vỏ hạt bạch quả có một màng thật mỏng bao chung quanh nhân, màng này tạo ra chất sát trùng có thể giết sâu bọ. Vì lý do đó, người nhật thường để những hạt bạch quả ở các ô hộc trong kệ sách để tránh mối, gián, sâu bọ . Lá bạch quả sinh ra những chất khiến sâu bọ không thể ở trên cây và cũng khử được những ô nhiễm nữa.


Vào những thập niên gần đây, rất nhiều các quốc gia tại Âu Châu đã lập những viện nghiên cứu và lập các nhà bào chế ép những chất trong lá bạch quả để tìm hiểu dược tính của nó và dùng những chất ép từ lá cây bạch quả chế biến ra những viên hay đặt vào trong những bao nhộng có các cân lượng từ 60mg, 120mg  bán ra thị trường,. Cũng có khi họ thêm vào những vị khác trộn lận với lá bạch quả chẳng hạn như các loại nhân sâm.

Hiện nay người Hoa Kỳ cũng trồng thật nhiều cây bạch quả để chế biến dùng loại dược thảo này  áp dụng song song với  những loại thuốc tây khác. Trong việc tìm hiểu những đặc tính dược thảo, các nước Âu Mỹ đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng về chất liệu của các thứ cây có khả năng chữa bệnh.

Đứng trước những khó khăn của y học tây phương trong việc chữa trị bệnh nhân, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu những phương dược của Đông Phương : dùng dược thảo, châm cứu, điểm huyệt, xoa bóp, thiền v.v.. Nhẫn giới mới này đã bổ khuyết rất nhiều trong ngành y học Tây Phương, đặc biệt trong nhưng bệnh nan y kinh niên mà y khoa phải bó tay hoặc vật lộn thực vất vả để cứu sinh mạng của bệnh nhân. Có những bệnh nhân dùng thuốc tây lâu bị ảnh hưởng như lở loét bao tử, suy bại thận hay gan. Trong khi đó những sản phẩm của dược thảo có thể được thay thế mà không nguy hại gì đến gan thận hay bao tử.

 Báo chi Tây Phương vào những năm gần đây đã loan tin rất nhiều về những yếu tố tinh thần, niềm tin, dược thảo.v.v.. đã đưa lại kết quả rất khả quan trong ngành y học. Tại Âu châu các bác sỹ đã cho toa cả mấy chục triệu bệnh nhân dùng dược thảo mà bạch quả đứng hàng đầu. Tại Hoa Kỳ, theo báo New York Times năm 1997 khoảng 100 triệu người dân dùng các dược thảo trị giá 6.5 tỷ mỹ kim, so với 3 tỷ vào năm 1990. 62% phần trăm dân Hoa Kỳ nếu họ thấy thuốc tây vô vọng trong những căn bệnh họ gặp phải, họ không ngần ngại dùng dược thảo, và 84% những người dùng dược thảo họ sẽ dùng lại  những khi cần. 

 

Băt đầu từ 1930 ngành Y khoa tây phương chú trọng về ích lợi của cây bạch quả trong việc bảo vệ sức khỏe và chữa trị bệnh tật. Sau khi các khoa học gia Đức và Nhật đã ép nước từ lá bạch quả và phân chất, người ta tìm thấy hai nhóm hóa chất quan trọng : flovone glycosides và terpene lactones.

Flovone glycosides là những hóa chất loại flavonoids. Hóa chất flavonoids  là một số hợp chất tìm thấy trong nhiều cây và trái cây, nhất là những lọai chanh cam, bưởi. Nó là những chất chông oxit hóa, có nghĩa là nó làm sạch những chất ô nhiễm trong máu. Chất flavonoids cũng có đặc tính bảo vệ các tế bào khỏi bị vỡ do chất acid và các loại acid béo do đó các tế bào lúc nào cũng ở tình trạng khỏe mạnh và có khả năng thẩm thấu . Chất flavonoids cũng giúp cho các hạt máu không bị dính vào nhau, nó giúp cho việc tuần hoàn máu trong cơ thể, đánh tan những cục máu, khiến ta tránh được đứt gân máu. Nó giúp cho những mạch máu không bị cứng, có khả năng giúp tồn trữ sinh tố C và giữ gìn nó lâu trong cơ thể.

Chất terpene lactones trong cây bạch quả giúp cho sự tuần hoàn máu tới não và các bộ phận trong cơ thể, chuyển dưỡng khí tới các mô, giúp cho việc hấp thụ chất đường ( glucose ) trong các mô. Việc này giúp cho cơ thể khỏe mạnh và có thêm sức lực. Chất này cũng giúp cho kiện toàn trí nhớ và giúp cho não vận chuyển và được hoàn phục sau khi bị đứt gân máu. Chất bilobalides và ginkgolides chỉ tìm thấy nơi cây bạch quả, nó gồm có những phân tử của 3 loại ginkgolides A,B,và C có một cách cấu tạo đặc biệt giống như môt cái lông mà không có cách nào các nhà hóa học có thể chế ra một hợp chất gắn liền như thế  được.

Cuối năm 1950, bác sĩ Willmar schwabe thuộc hãng Schwabe ở Tây Đức đã rút từ lá bạch quả hợp chất gồm có 24% flavone glycosides và 6% terpene lactones, tỉ lệ 24-6 được gọi là GBE. GBE có ba ảnh hưởng lớn trong cơ thể:

 (1) giúp cho mạch máu được vận chuyên nhiều trong cơ thể và giúp cho máu được tinh khiết, sự vận chuyển đó đưa máu tới các mô và các cơ phận như  tim, não, tai, mắt.

(2) bảo vệ các cơ phận không bị ô nhiễm phá hoại.

(3) ngăn chặn chất PAF, là chất làm cho máu dính cục đưa đến việc tắc nghẽn và đứt gân máu, ảnh hưởng trực tiếp đến mạch máu tim và tạo ngụy hiểm cho tế bào não.

Lá bạch quả gồm có nhũng hóa chất thật hữu hiệu cho cơ thể con người. Qua nhiều cuộc nghiên cứu, người ta thấy nếu dùng bạch quả với một số lượng bình thường thì không thấy những phản ứng, cũng như dùng nó trong một thời gian khoảng ba tháng rồi ngưng một khoảng cách một vài tuần hay một hai tháng tùy theo  kinh nghiệm và chúng ta có thể đo lường những tác dụng của nó trong cơ thể. Một phần thật nhỏ là có thể có người bị phản ứng chẳng hạn ngứa, sẩn hay chảy máu cam. Nếu thấy có những phản ứng như thế, chúng ta nên tạm ngưng một thời gian rồi lại tiếp tục lại. Vì tác dụng của bạch quả làm giãn nở mạch  máu, nên khi dùng bạch quả thì không nên dùng St John worts hay aspirin. Những người đang dùng các loại thuốc làm nở mạch máu tim hay làm loãng máu cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để được chỉ dẫn  cách dùng. Trong những trường hợp không bình thường trong cơ thể hoặc có những bệnh trạng đặc biệt, chúng ta nên tham khảo ý kiến của y sĩ điều trị để biết rõ số lượng dùng.  Bạch quả được xếp vào loại dược thảo nên không cần toa bác sĩ, tuy nhiên chúng ta cũng không vì thế mà lạm dụng nó. Tốt nhất khi dùng bach quả, chúng ta nên nghe ngóng cơ thể xem phản ứng  để có thể lui tới sao cho có lợi ích thiết thực cho cơ thể.


Bạch quả và hệ thống não.     

Bạch quả có khả năng ngăn ngừa bệnh run (Alzheimer’s disease) nếu chưa bị bệnh. Khi bị bệnh rồi, dùng bạch quả giúp cho bệnh thuyên giảm hay giữ ở tình trạng không phát triển. Bạch quả giúp cho máu chuyển lên não, giúp cho các tế bào thần kinh truyền thông với nhau, làm phục hồi trí nhớ. Bạch quả cũng giúp cho não nhận dược nhiều dưỡng khí và tẩy sạch những ô nhiễm trong não. Nó cũng giúp cho người xử dụng nhiều về trí não được sáng suốt.


Bạch quả và hệ thống tuần hoàn.   

Bạch quả giúp cho máu di chuyển trong cơ thể được dễ dàng. làm tiêu mỡ, tiêu những chất độc trong máu, đánh tan những cục máu ( blood clots), làm cho máu không bị dính vào nhau , làm cho các mạch máu mềm mại, như thế có thể tránh được tình trạng đứt gân máu. Bạch quả cũng giúp phục hồi các mạch máu bị nguy hại vì chất nicotine, giúp cho hạ cholesterol vì nó khử được các chất oxit hóa. Bạch quả cũng làm cho giãn các mạch máu, nhất là khi tuổi già, Sự thông máu trong hệ thống tuần hoàn giúp đưa máu và đồ ăn tới những li ti huyết quản, khai thông những bế tắc đó là nguyên nhân chính mang lại sức khỏe toàn vẹn cho con người.


Bạch quả với dị ứng và hen suyễn.   

Mới đây ở Hoa Kỳ, người ta đã dùng bạch quả để chữa bệnh dị ứng (allergy) và hen suyễn ( asthma), bạch quả làm dịu những vết sưng do dị ứng gây nên, và những liên hệ đến hệ thống hô hấp  do dị ứng rồi đi đến nặng hơn đó là hen suyễn. Vì là dược thảo nên khi chúng ta dùng nó kết quả có khi cũng chậm hơn, do đó khi bị dị ứng nặng bất ngờ hay hen suyễn có nguy hại tới tính mang, tốt hết ta hãy tìm gặp các y sĩ điều trị cấp thời rồi sau đó tham khảo ý kiến với các y sĩ để dùng dược thảo bạch quả. Người ta cũng dùng bạch quả thoa trên các lớp da khi bị khô hay bị cháy nắng hoặc ngứa sẩn lên.


Cách dùng :

 Người Hoa thường dùng nhân bạch quả để nấu các món ăn tiềm, hầm như vịt tiềm, bát bửu, dê tiềm, gà hầm hải sâm… rất có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, bạch quả còn được dùng nấu chè cùng táo tàu, hạt sen, sâm bổ lượng… như một món ăn tráng miệng sau mỗi bữa ăn. Những món ăn này là bài thuốc quý cho làn da phụ nữ, giúp điều hòa máu huyết, làm sạch phổi…

Tuy nhiên một vài đối tượng không dùng được cao bạch quả:

– Người sử dụng các thuốc chống đông máu như Aspirin và Warfarin.

– Người đang dùng các chất ức chế monoamin oxidaza (MAOI).

– Phụ nữ đang mang thai mà không có sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn.

Các hiệu ứng phụ của bạch quả có thể là: tăng rủi ro chảy máu, khó chịu đường ruột, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, đánh trống ngực, bồn chồn. Nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào cần dừng ngay việc sử dụng bạch quả.

DS LÊ KIM PHỤNG (Đại học Y dược TP.HCM)

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý