Kỹ năng dùng đồ chơi giúp bé phát triển ngôn ngữ
15/08/2014
Khả năng phát triển của trẻ em ngày nay
22/08/2014
Kỹ năng dùng đồ chơi giúp bé phát triển ngôn ngữ
15/08/2014
Khả năng phát triển của trẻ em ngày nay
22/08/2014

Một trong những kỹ năng mềm mà một học sinh khi bước vào lớp Một là nhận biết giá trị đồng tiền, hay nôm na là cách dùng tiền tiêu vặt, đây là một trong những điều cơ bản đầu tiên để trẻ học được về kỹ năng quản lý tiền, một kỹ năng rất cần cho cuộc sống sau này.

 

Hơn nữa, đó cũng là một trong những cách giúp trẻ phát triển tính tự lập. Có nhiều phụ huynh nghĩ rằng, cho tiền trẻ sẽ khiến trẻ mua sắm linh tinh, ăn quà bánh mất vệ sinh ngoài đường phố.. thậm chí có thể tiêm nhiễm những thói hư khác. Vì thế, thay vì cho tiền, họ chỉ cho trẻ mang nước, sữa hộp hay bánh kẹo để đi học. Nhưng điêu đó lại khiến cho trẻ trở nên mặc cảm với bạn bè và trở nên thiếu tự tin vì đôi khi trẻ lại lệ thuộc vào những đứa bạn có nhiều tiền. Thậm chí, vì không có tiền túi, không biết cách dùng tiền hợp lý, trẻ có thể tìm cách lấy cắp tiền của bố mẹ, tệ hơn, là lấy của bạn bè… và điều đó lại càng khiến cho việc phát triển nhân cách của trẻ trở nên khó khăn hơn.

Thế nhưng, không phải chỉ đơn thuần là việc đưa tiền cho trẻ, mà đôi khi nhiều gia đình lại đưa quá mức cần thiết. Có nhiều trẻ đi học với một số tiền tương đối lớn ( VD: từ 50.000 trở lên ) hoặc trẻ có thể nhịn quà bánh để mua một món đồ chơi vô bổ… Vì thế việc cho trẻ tiền tiêu vặt vừa là một cơ hội cho trẻ biết tiêu tiền một cách có suy nghĩ và hợp lý, vừa là dịp để bố mẹ giúp con biết cách mua sắm những món quà, bánh một cách hiệu quả .

Nhìn chung thì trẻ học được cách ứng xử với tiền từ chính gia đình mình, nếu bố mẹ cũng không quan tâm đến việc quản lý tiền, mua sắm tùy hứng và cho con tiền tùy tiện, khi thì quá nhiều, lúc lại quá ít, sẽ rất khó cho việc giúp trẻ biết cách tiêu tiền.

Chúng ta có 3 nguyên tắc cơ bản khi cho trẻ tiền túi :

– Việc cho trẻ tiền tiêu vặt khi trẻ lên 6 hoặc 7 tuổi giúp trẻ bắt đầu học về cách quản lý tiền.

– Việc cho trẻ tiền tiêu vặt có giới hạn trong một khoản nào đó ( như từ 5 – 10.000 ) cũng giúp dạy cho trẻ biết cách lựa chọn, tiết kiệm và chờ đợi những thứ mà chúng muốn có.

– Việc để cho trẻ mắc một số sai lầm khi mua sắm là một phần trong quá trình học cách dùng tiền . Ví dụ : Như tiêu hết tiền tiết kiệm mà chúng đã để dành được để mua một hình xăm giả, mà đáng ra chúng định mua một cái ô tô đẹp.

Ngoài ra bố mẹ có thể đưa ra những giới hạn về những thứ mà trẻ sẽ có thể dùng tiền của chúng để mua, ví dụ bố mẹ sẽ không khuyến khích trẻ mua kẹo cao su thổi bong bong hay kẹo mút, nếu việc đó gây ảnh hưởng xấu đến việc dinh dưỡng của trẻ hoặc bạn muốn con bạn ko bị sâu răng.

Điều đầu tiên là ở độ tuổi nào thì có thể cho trẻ tiền tiêu vặt ?

Thông thường có rất nhiều các bậc phụ huynh đã cho trẻ biết về tiền tiêu vặt khi trẻ được 6-7 tuổi, nhưng có thể phải hơn số tuổi đó , bởi vì trẻ chỉ có thể có tiền túi nếu biết được :

Phải có tiền để mua đồ ở các cửa hàng.

Phải hiểu được nếu tiêu hết tiền hôm nay thì sẽ phải chờ đến mai mới được bố mẹ cho tiếp.

Trẻ hiểu được là với số tiền giới hạn chỉ có thể mua được một hoặc hai món quà,nên phải cân nhắc khi chọn lựa thứ phù hợp nhất.

Trẻ cũng hiểu được nếu không mua những thứ không cần thiết ngày hôm nay, và nếu biết để dành thì có thể mua được một món có nhiều giá trị hơn .

Như vậy, nếu đến độ tuổi này mà trẻ chưa hiểu được những nguyên tắc trên thì vẫn chưa phải là độ tuổi phù hợp. Nói cách khác, trẻ phải học cách nhận biết giá trị của số tiền trước khi thực sự có thể tiêu tiền.

Như thế, để chuẩn bị cho con cách tiêu tiền. Trẻ phải nhận ra, với một số tiền như 500, 1000 hay 2000 trẻ sẽ có thể mua được gì ? điều đó đến từ việc trẻ quan sát, học cách bố mẹ sử dụng tiền khi mua sắm, vì vậy trong một số trường hợp, chúng ta hãy để cho trẻ biết cách chúng ta tiêu tiền, và có thể tập cho trẻ mua sắm những món đồ vặt vãng khi đi cùng bố mẹ.

Chúng ta cũng nên biết rằng, quảng cáo ảnh hưởng rất mạnh đến trẻ. Con bạn có thể sẽ hiểu rõ việc quản lý tiền sớm hơn nếu bạn giải thích cho con rằng quảng cáo sẽ làm cho mình muốn mua những thứ mà không thực sự cần hoặc không đúng với giá trị thực của nó.

Vì trẻ con sẽ lớn lên từng ngày, chúng ta có thể dạy cho trẻ những khái niệm cơ bản nhất về :

Giá trị của đồng tiền : Giá cả tương ứng của các đồ vật có thể mua được với số tiền đó.

Tiêu tiền : Biết chấp nhận rằng một khi đã tiêu thì tiền sẽ ko còn.

Kiếm tiền: hiểu rằng kiếm tiền rất vất vả, nhưng là cách duy nhất để có tiền.

Tiết kiệm tiền : để dùng cho những mục đích hiện tại và lâu dài.

Vay tiền : phải hiểu được việc nhất thiết phải trả lại số tiền mình đã vay.


Nên cho trẻ bao nhiêu tiền tiêu vặt?

Việc này phụ thuộc vào hoàn cảnh và suy nghĩ của bạn về số tiền hợp lý. Khi trẻ hiểu được trẻ có được bao nhiêu tiền trong vòng bao lâu ( thường là trong một ngày) thì chúng sẽ bắt đầu học cách sử dụng tiền hiệu quả.

Cho con bao nhiêu tiền còn dựa trên :

– Ngân sách gia đình bạn cho phép bao nhiêu.

– Bạn muốn con dùng tiền vào những việc gì – nếu bạn muốn con bạn trả tiền xe buýt hay có thể để dành tiết kiệm thì bạn nên cho con nhiều hơn so với mức chỉ để mua quà bánh.

Nếu bạn thấy con bạn (8 tuổi chẳng hạn) muốn tiết kiệm để mua một thứ đồ dặc biệt, và con đã tiết kiệm rất có ý thức, thì bạn có thể quyết định cho con bạn thêm cho đủ ( Có thể bù thêm từ 20 – 50 % giá trị món đồ )

Để con bạn chi tiêu theo cách chúng muốn là phương pháp quan trọng giúp trẻ hiểu được những khái niệm đằng sau đồng tiền, và giúp cho việc phát triển tinh thần trách nhiệm và tính độc lập của trẻ.

 

Chúng ta cần phải làm gì khi cho con tiền tiêu vặt :


– Giải thích cho trẻ hiểu tiền tiêu vặt dùng để làm gì và ko dùng làm gì.

Cho con số tiền bạn có thể cho, không phụ thuộc vào số tiền mà các cha mẹ khác cho con họ hay theo đòi hỏi của trẻ.

Cho con tiền tính theo ngày. Đối với trẻ lớn , ít nhất là cấp Trung học, ta có thể cho tiền tuần, nhưng ở mức độ phù hợp, và luôn kèm theo hai điều kiện :

– Nếu tiêu hết số tiền một tuần trong một hay hai ngày, thì sẽ không còn một món tiền nào khác bù vào. ( Sẽ không có việc ứng trước cho tuần kế tiếp )

– Nếu trẻ biết để dành đến cuối tuần, bạn có thể thưởng thêm cho con một khoảng tiền bằng 50% số tiền mà trẻ để dành được.

Trong việc để dành tiền, chúng ta có thể cho con 1 số hộp để con chia tiền của chúng vào đó. Ví dụ : 1 hộp dành tiền để trẻ mua những thứ nhỏ mà chúng cần ngay, 1 hộp dành mua những thứ khác có giá trị lớn hơn.

Việc bỏ tiền tiết kiệm vào trong hộp chuyên dụng nên dùng hộp hay lọ thủy tinh hoặc bằng nhựa trong. Việc nhìn thấy số tiền tiết kiệm lớn dần sẽ giúp trẻ hào hứng dành dụm tiền.

Điều quan trọng là bố mẹ không nên ứng trước tiền ngoài số tiền tiêu vặt đã định trước, vì như vậy trẻ sẽ học cách tiêu xài quá số tiền mà chúng có.


Tiền tiêu vặt và các việc vặt trong nhà :

Không nên hứa cho trẻ tiền khi sai trẻ làm giúp việc nhà. Làm như vậy trẻ sẽ mặc cả khi làm việc nhà và gây nên việc hiểu không đúng về việc làm việc nhà là trách nhiệm của các thành viên trong gia đình.

Tuy vậy, cũng không quá cứng nhắc trong việc này. Nếu con bạn làm các việc nhà rất tốt thì hãy thưởng cho trẻ một khoản tiền. Nhưng cần nói rõ, đây là tiền thưởng cho sự cố gắng làm việc chứ không phải là tiền công phải trả cho việc nhà mà trẻ đã làm. Bạn cũng có thể thưởng cho con khi con giúp việc nhà nếu đó là mục đích gia tăng tiền tiết kiệm để mua thứ gì đó đặc biệt. Nếu bạn quyết định cho con tiền khi sai con giúp việc nhà, thì hãy giải thích rõ ràng nhiệm vụ để con bạn không phân vân việc gì cần phải làm và làm khi nào.

 

Lê Khoa

Biên soạn dựa theo Raising Children Network

 

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý