Chậm nói là Tình trạng chưa có âm và lời nói hay chỉ là những âm, những từ rời rạc vô nghĩa. Có 2 tình trạng khác nhau :
Ngôn ngữ cũng không chỉ là những tiếng nói phát ra, mà nó có hai yếu tố:
Đa phần trẻ có được ngôn ngữ tiếp nhận hay nhận biết mà không có ngôn ngữ đáp ứng. Như vậy sự giao tiếp bao gồm các yếu tố sau :
– Nghe và hiểu tiếng nói.
– Có khả năng đáp ứng tiếng nói của người khác.
– Có sự trao đổi qua lại bằng lời nói hay dấu hiệu.
Vì thế việc tập giao tiếp hay tập nói, không chỉ là tập cho trẻ có thể nói ra bằng tiếng nói mà còn có thể hiểu được lời nói của người khác và đáp ứng đúng với tình huống bằng lời , nét mặt hay cử chỉ .
Ví dụ : Để trả lời câu hỏi : Con ăn bánh không ? ( hay cử chỉ đưa cái bánh ra ) – Trẻ cần đáp lại bằng : Lời nói ( dạ ăn hay dạ có ) Nét mặt ( mỉm cười gật đầu ) và cử chỉ ( giơ tay ra ) Có thể ban đầu trẻ chỉ gật, sau đó có thể là vừa gật đầu, vừa giơ tay ra . Và tốt nhất là trẻ bộc lộ cả ba hình thức.
Như vậy, khả năng giao tiếp của trẻ được hiểu là :
Trẻ cần HIỂU ngôn ngữ tiếp nhận, trước khi BIẾT dùng ngôn ngữ đáp ứng để cho người khác hiểu ý muốn của mình. Trẻ hay quậy phá, kêu khóc là vì không diễn đạt cho người khác hiểu được ý muốn của mình .
Để giúp trẻ HIỂU được các thông điệp bằng lời nói, nét mặt và cử chỉ của người lớn, khi giao tiếp với trẻ chúng ta không nên :
Những nguyên tắc chính trong việc tập cho trẻ khả năng giao tiếp là :
NGUYÊN TẮC TẠO SỰ CHÚ Ý :
Chú ý là nền tảng cho mọi hoạt động từ giao tiếp đến phát triển kỹ năng cá nhân. Vì thế, bước đi đầu tiên khi tập nói cho trẻ là phải hình thành khả năng chú ý.
Trẻ chỉ chú ý đến những gì mà chúng Quan tâm với sự Hứng Thú hay phù hợp với nhu cầu của mình. Vì vậy, biện pháp hiệu quả có thể gây hứng thú, quan tâm và đáp ứng nhu cầu của trẻ chính là hoạt động VUI CHƠI.
Vui chơi không phải là những hoạt động vô nghĩa theo kiểu nghịch phá với các món đồ chơi mua ngoài chợ, mà đó là những kỹ thuật được tác động một cách khéo léo với các mục đích cụ thể nhằm thu hút sự chú ý của trẻ, để từ đó hướng trẻ vào các mục tiêu của hoạt động giao tiếp.
Các yếu tố tạo nên khả năng tập trung chú ý :
Để giúp trẻ có thể tập trung hơn vào các công cụ chúng ta cần :
Để tạo sự chú ý của trẻ vào các đồ vật cho hoạt động tương tác, chúng ta cần để ý :
CÁC YẾU TỐ HẠN CHẾ :
Chúng ta hiểu rằng những khó khăn, hạn chế trong khả năng tiếp nhận ngôn ngữ của trẻ là do trẻ chưa có :
Vì thế, trước khi bắt tay vào việc tập nói cho trẻ , ta cần phải tập cho trẻ có được sự tập trung, có khả năng nghe được những âm – từ rõ ràng do ta phát ra , và hiểu biết ý nghĩa, công năng của những vật mà ta nói đến. Các điều này cần kết hợp với sở thích, thói quen và sự vui vẻ trong giao tiếp với người khác.
3 nguyên lý cơ bản để phát triển ngôn ngữ:
Các yếu tố cần lưu ý khi tiến hành các hoạt động tương tác với trẻ :
*Kỹ năng tham gia trò chơi: Trẻ có thể tham gia chơi trước khi biết dùng từ ngữ. Để được như vậy, trẻ phải được tập và khuyến khích khả năng chú ý vào trò chơi.
* Sự luân phiên: Đàm thoại là một quá trình tương tác 2 chiều : lắng nghe và chờ đợi. Hãy thông qua trò chơi và các hoạt động trong nhà, tạo ra sự luân phiên cùng nhau thực hiện các hoạt động của trò chơi.
* Bắt chước: Trò chơi bắt chước góp phần to lớn trong việc học những âm thanh mới Phần lớn các em bé thích thú bắt chước. Hoạt động bắt chước nên được khuyến khích qua hành động trước khi tập cho bé biết bắt chước lời nói.
* Sử dụng âm thanh và điệu bộ cho những mục đích khác nhau: Âm thanh và cử chỉ có thể được sử dụng để “ chào” hay ‘tạm biệt”, để đòi hỏi cácvật ngoài tầm tay của trẻ, đòi hỏi sự giúp đỡ, chia sẻ thông tin, để bỏ thức ăn, đồ chơi… mà trẻ không thích.
* Sự hiểu biết: Trẻ chưa biết nói có thể hiểu những từ mô tả con người, đồ vật, hành động, hiện tượng chung quanh.
Trong việc dạy trẻ, cần kết hợp giữa SỰ VUI THÍCH và YÊU CẦU. Nếu muốn trẻ học tốt, trẻ phải có sự vui thích trong khi học, vì vậy việc hướng dẫn từ ngữ nên thông qua các trò chơi để tạo hứng thú cho trẻ tập nói.
CÁC NGUYÊN TẮC GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Trẻ cần học những kỹ năng mới một cách chậm rãi, những kỹ năng này bao gồm nhiều bước nhỏ, có trẻ học nhanh, có trẻ học chậm qua từng bước, không nôn nóng..
Mỗi chương trình “học” đều cần được cá nhân hoá để phù hợp với từng trẻ và gia đình .Điều quan trọng là con được dạy những điều thích hợp đúng lúc, đúng chỗ.
Cần dành thời gian để tìm hiểu xem con đã có thể làm được gì, để biết con sẵn sàng học cái gì kế tiếp. Nhiều kỹ năng có thể được dạy trong cuộc sống hàng ngày, không phải dành riêng thời gian cho việc dạy vì việc dạy được lồng trong mọi việc cha mẹ làm với con. “Dạy” nghĩa là dùng thời giờ theo cách khác đi, hiểu động cơ của việc cha mẹ làm, và yêu thích những việc làm cùng con; là giúp đỡ con chứ không phải đứng ngoài quan sát bàng quan hay chỉ tìm trường, tìm thầy đưa con đi học Nói !.
LÊ KHANH – TT Diệp Quang An Giang.