Trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ, chúng ta thường chi tập trung vào việc dinh dưỡng và phòng chống các bệnh tật cho trẻ, mà không lưu ý đến những dấu hiệu trong các hoạt động bình thường của trẻ.
Chỉ đến khi trẻ có những trở ngại rõ rệt về vận động và ngôn ngữ khi đã trên 2, hay 3 tuổi. Chúng ta mới lo lắng đưa trẻ đi khám. Điều đó có thể khiến cho việc can thiệp trở nên khó khăn hơn. Vì thế hãy lưu ý trong khi chơi và hoạt động, trẻ có những dấu hiệu mà nếu quan tâm thì chúng ta có thể phát hiện sớm và đưa trẻ đến trung tâm tư vấn tâm lý để chẩn đoán và có những can thiệp phù hợp.
Phụ huynh hãy quan sát , nếu trẻ từ 8 – 12 tháng có những dầu hiệu sau :
Chúng ta Trẻ đã ý thức được cái tôi khi biết rằng, nếu kêu lên thì mẹ sẽ đến, khóc thì sẽ được chú ý, cười thì sẽ được hưởng ứng và nếu nắm lấy một món đồ chơi rung lên, nó sẽ phát ra tiếng động, nếu nắm một sợi dây cột một món đồ rồi kéo đến, nó sẽ lại gần trong tầm tay. Trẻ cũng sẽ biết rằng, mẹ có thể đi ra khỏi tầm nhìn của mình nhưng rồi mẹ sẽ trở lại, một món đồ có thể bị che đi nhưng vẫn không bị mất mà có thể thấy lại được.
Đây cũng là những yếu tố để đánh giá khả năng phát triển của trẻ và cũng là cơ sở để mẹ hay người chăm sóc đưa ra những biện pháp được thể hiện dưới hình thức là những trò chơi với những cấp độ thích hợp. Như vậy, ta thấy ban đầu những cử động đầu tiên của trẻ chỉ là những xung động tràn lan, không phân biệt tay chân và không có mục đích, sau đó trẻ dần dần hình thành những vận động có phân định vào một bộ phận rõ rệt (tay sờ, nắm, cầm, ném…chân co duỗi, bước đi, đá…) rồi sau đó là những hoạt động mang tính phối hợp có chủ đích rõ ràng và các chuỗi hành động này gọi là hoạt động có định hướng. Trong khi có những trẻ thì chỉ là những hoạt động không có định hướng.
Khi trẻ có các dấu hiệu trên hãy đưa trẻ đến khám về tâm lý để được hướng dẫn can thiệp sớm, tránh sự lãnh phí thời gian cho trẻ và cho cả gia đình.
Cv.TL Lê Khanh
Trung tâm TVTL & ĐTKN Rồng Việt Vũng Tàu