Bạn có phải là người tài hoa ?
24/06/2013
Kỹ năng Làm việc nhóm
02/07/2013
Bạn có phải là người tài hoa ?
24/06/2013
Kỹ năng Làm việc nhóm
02/07/2013

Xã hội hiện nay, giáo dục kỹ năng sống đã trở thành một nhu cầu thiết yếu. Tuy nhiên, vẫn còn những câu hỏi rất lớn về phương pháp giáo dục cho trẻ như thế nào là hợp lý?

Vẫn giáo dục với phương pháp xưa nay: đọc – chép kỹ năng sống ư? Như thế kỹ năng sống lại trở nên nhàm chán và thành “nỗi khiếp sợ” của trẻ. Hay tiến bộ hơn là dùng máy tính trình chiếu? Nhưng liệu rằng với cách thức trình chiếu như hiện nay có đẩy trẻ đến tình trạng chiếu – chép như ở một số nơi đang mắc phải?


Theo tổ chức Unicef trong chương trình “Học để chung sống” đã chỉ ra 7 phương pháp để giáo dục trẻ. Có thể kể đến các phương pháp như:

  1. Phương pháp động não: bằng các câu hỏi gợi mở của giáo viên giúp học sinh nêu ra các câu trả lời khác nhau. Phương pháp này giúp cho học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó.
  2. Phương pháp thảo luận nhóm: Thảo luận nhóm được sử dụng rộng rãi nhằm giúp cho mọi học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết vấn đề có liên quan đến bài học.
  3. Phương pháp đóng vai: Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành “ Làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này và hơn thế điều quan trọng nhất là sự thảo luận sau phần diễn ấy.
  4. Phương pháp trò chơi: Trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề hay thực hiện những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi nào đó.Qua trò chơi, lớp trẻ không những được phát triển về các mặt trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ mà còn được hình thành nhiều phẩm chất và hành vi tích cực.

Ngoài ra có những phương pháp có thể kể đến như: phương pháp nghiên cứu tình huống, hoạt động nhóm nhỏ, phương pháp dự án. Với những phương pháp này đã góp phần tạo nên môi trường giáo dục kỹ năng sống khá toàn diện cho trẻ.


Các phương pháp khác nhau ảnh hưởng khác nhau tới sự tiếp thu của trẻ. Cụ thể như sau: với phương pháp nghe – giảng, nghe – đọc, nghe – nhìn qua băng đĩa lượng tiếp thu của trẻ lần lượt là 5%, 10 % và 20%. Trong khi đó những phương pháp học tập tích cực khác như quan sát, thảo luận nhóm thì khả năng tiếp thu ở trẻ đã cao hơn, lần lượt là 30% và 50%. Đặc biệt, với phương pháp học tập trẻ là trung tâm của hoạt động, trẻ được thực hành và dạy lại cho người khác thì tỉ lệ % tiếp thu cao hơn hẳn, lần lượt là 80% và 90%. Từ những con số trên đã chỉ ra phương pháp giáo dục nào là quan trọng và nên áp dụng trong quá trình giáo dục nói chung và trong quá trình giáo dục giúp trẻ hình thành kỹ năng sống nói riêng.



Như vậy, phương pháp giáo dục kỹ năng sống tốt nhất là những phương pháp tạo sự tương tác và vai trò tham gia của trẻ trong việc học và thực hành kỹ năng. Những phương pháp này vận dụng nguyên tắc lấy người học làm trung tâm, dựa vào kinh nghiệm và nhu cầu của trẻ. Từ đó, giúp nâng cao nhận thức của trẻ, giúp trẻ được trải nghiệm mà có được các kỹ năng khác nhau.


Với trẻ em, phương pháp có hiệu quả và dễ “ngấm” nhất là phương pháp trò chơi. Phương pháp này được hiểu rộng bao gồm các trò chơi đóng vai, trò chơi vận động, trò chơi xây dựng nhóm… Với sự phong phú, đa dạng các trò chơi khác nhau và sự hứng thú, nhiệt tình khi tham gia mỗi trò chơi sẽ giúp trẻ hình thành được các kỹ năng khác nhau trong cuộc sống. Khi chơi trẻ học được gì? Hãy cùng xem chương trình “Học để chung sống” đã chỉ ra những lợi ích của trò chơi:


Qua trò chơi, học sinh có cơ hội để thể nghiệm những thái độ, hành vi. Chính nhờ sự thể nghiệm này, sẽ hình thành được ở các em niềm tin vào những thái độ, hành vi tích cực, tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống.

Qua trò chơi, học sinh sẽ được rèn luyện khả năng quyết định lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong tình huống.

Qua trò chơi, học sinh được hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi.

Bằng trò chơi, việc học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động; không khô khan, nhàm chán. Học sinh được lôi cuốn vào quá trình luyện tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giải trừ được những mệt mỏi, căng thẳng trong học tập.


Trò chơi còn giúp tăng cường khả năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với học sinh.”

Tóm lại, phương pháp giáo dục kỹ năng sống tốt nhất là những phương pháp tạo ra sự tương tác và vai trò tham gia của học viên trong việc học và thực hành kỹ năng. Với trẻ, phương pháp giáo dục kỹ năng sống tốt nhất là phương pháp trò chơi. Cách học tốt nhất của trẻ là khi chơi. Những trò chơi chính là chương trình học hoàn hảo để trẻ có thể hình thành và phát triển toàn diện về kỹ năng nhận thức, tình cảm, thể lực và xã hội.


Trung Tâm TV.TL&DT.KN.RỒNG VIỆT

Comments

comments

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý