Phát triển kỹ năng giao tiếp nơi trẻ nhỏ
05/01/2017
Bạo Hành Trẻ mầm non – Nỗi đau từ nhiều phía.
24/03/2017
Phát triển kỹ năng giao tiếp nơi trẻ nhỏ
05/01/2017
Bạo Hành Trẻ mầm non – Nỗi đau từ nhiều phía.
24/03/2017

Trẻ đặc biệt là cách gọi các trẻ có tình trạng tự kỷ ( ASD = Autism Spectrum Disorder ) trẻ Tăng động giảm chú ý (ADHD = Attention-Deficit-Hyperactivity Disorder ) và trẻ Chậm phát triển Trí tuệ . Ngoài ra trẻ còn có một biệt danh là trẻ VIP ( nhân vật rất quan trọng ) và phần lớn dùng để chỉ tình trạng tự kỷ .

Đặc biệt trong cách gọi :

Trước đây có trẻ tàn tật rồi khuyết tật và có khuyết tật thể lý, khuyết tật tâm lý , khuyết tật học tập … nhưng chưa ai gọi 1 trẻ có sự khiếm khuyết là 1 nhân vật rất quan trọng  ( Very Important Person = VIP ) bây giờ thì gọi trẻ VIP thì ai cũng hiểu trẻ đó là ai !

Đặc biệt trong chẩn đoán :

Dù đã phát hiện gần trăm năm nay ( từ năm 1943 ) nhưng cho đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân và còn cãi nhau trong việc phân chia các loại đặc biệt và mức độ của nó !

Đặc biệt trong nhận định :

Có 2 quan điểm , một thì cứ gọi nó là bệnh , dù cũng phải công nhận là chưa có thuốc chữa, chưa có phương pháp trị liệu hiệu quả, và vì thế đã trở thành một vùng đất mầu mỡ cho các loại lang băm khai thác dựa trên nhận định : Đã là bệnh thì sẽ có thuốc chữa . Một thì gọi nó là hội chứng, tình trạng rối loạn , nhưng vẫn cứ xếp vào nhóm các rối loạn tâm thần !

Đặc biệt trong cách can thiệp :

Có lẽ chưa có một tình trạng rối loạn về tâm lý và thần kinh nào lại có quá nhiều cách can thiệp, giáo dục, trị liệu như cái tình trạng đặc biệt này, bên cạnh hàng chục phương pháp chính thống, khoa học ( trên 27 phương pháp ) thì cũng có hàng chục phương pháp không chính thống, phản khoa học khác mà phương pháp nào cũng cho mình là hay nhất, hiệu quả nhất, dù cho đến nay chưa có một phương pháp nào phát huy được tác dụng, mà phải có sự phối hợp nhưng lại cãi nhau loạn xị là phối hợp như thế nào !

Đặc biệt trong việc can thiệp :

Ai cũng chấp nhận là phải can thiệp bằng các biện pháp giáo dục, và trị liệu hành vi, tâm lý …trong một thời ggian dài  nhưng ai cũng muốn  đi tìm một phương thuốc nhiệm mầu, có thể chữa khỏi trong một thời gian ngắn ! Trong khi có những căn bệnh hẳn hoi như tiểu đường, cao huyết áp.. thì lại sẵn sàng chịu đựng từ năm này sang năm khác.

Đặc biệt các biện pháp can thiệp :

Có lẽ chưa có tình trạng nào mà ranh giới giữa các biện pháp lại mong manh và mâu thuẫn nhau như trong cái tình trạng đặc biệt này, có những Phu huynh một mặt vẫn đưa con đến trường can thiệp, nhưng vẫn sẵn sàng vái tứ phương với các kiểu chữa bệnh không giống ai từ cấy tế bào gốc cho đến cạo gió, hay cúng bái ! Đặc biệt là sau bất cứ biện pháp nào, phụ huynh cũng thấy con “ tiến bộ” có khi đôi chút, có khi “ hàng ngày” nhưng thực sự tiến bộ thì lại không đánh giá được !

Đặc biệt là với các phương pháp phản khoa học, với các loại thực phẩn chức năng đụng đâu bổ đó, ai cũng thấy là đó chỉ là những quảng cáo nhập nhằng và láo toét. Thế nhưng lại có khá nhiều chuyên gia, bác sĩ , giáo viên …chỉ thích ngậm miệng có khi vì tiền, có khi vì ngại va chạm và hầu hết chỉ biết giương mắt nhìn các hãng sản xuất lột từng đồng bạc của phụ huynh !

Đặc biệt trong những người can thiệp :

Chưa có một tình trạng rối loạn tâm lý và thần kinh  nào mà nhiều vai trò cùng nhảy vào can thiệp bằng tình trạng này, từ các giáo viên mẫu giáo, các sinh viên tâm lý, sư phạm, hay kế toán, tài chính, ngoại thương … cho đến các phụ huynh tốt nghiệp từ đủ các trườnghoặc chỉ theo kinh nghiệm bản thân .  Từ các chuyên viên có chuyên môn cho đến không có chuyên môn trong nhiều lĩnh vực khác nhau, sau một vài khóa tập huấn trong và ngoài nước là đều có thể can thiệp cho trẻ theo nhiều kiểu khác nhau một cách vô tư, miễn là thuyết phục được phụ huynh.

Đặc biệt hơn nữa là ai cũng thấy cần có sự phối hợp giữa các chuyên viên các ngành khác nhau, nhưng đến nay thì chưa ai có thể kết hợp được !

Cái đăc biệt nhất là ai cũng thừa nhận là phụ huynh có vai trò quan trọng, và cũng có rất nhiều khóa huấn luyện mở ra cho phụ huynh học cách dạy con , nhưng ngoài một số có “ năng lực thiên phú” hay có “ khiếu dạy con” hoặc may mắn là con không nặng. Để từ đó có được những kết quả nhất định, thì hầu hết phụ huynh đều kêu khó, không có thì giờ cho con, dù có thể mang con đi đến hết chỗ này đến chỗ khác để chữa ! Hầu hết chỉ đi học cho biết rồi về nhà kiếm giáo viên đến dạy !

Đặc biệt trong quan điểm về can thiệp : 

Ai cũng nghĩ  là phải dạy  thì trẻ mới tiến bộ, nhưng trẻ tiến bộ thực sự là nhờ những biện pháp tác động như các hoạt động chơi cũng như các hoạt động trong gia đình , nhưng phụ huynh lại cứ muốn cho con đi học ở các lớp, các trung tâm càng nhiều càng tốt !

Đặc biệt là trẻ hầu hết đều có khó khăn về ngôn ngữ, giao tiếp, vận động, hành vi và cả giác quan, mà chương trình can thiệp phải là những biện pháp tác động về nhiều mặt, nhưng hầu như ai cũng quan tâm đến việc tập sao cho trẻ nói được !  Chỉ cân trẻ đụng đâu nói đó là coi như một sự thành công lớn, vì thế mọi hoạt động dạy hầu như tập trung vào việc này, mà không nghĩ đến các biện pháp tác động khác.

Cũng còn nhiều cái đặc biệt nữa, như đặc biệt về các tài liệu , sách vở, trang web và các loại thông tin các kiểu, chưa từng có tình trạng rối loạn nào được nói nhiều đến như thế này . Nếu có ai bỏ công ra đọc hết, chắc không tẩu hỏa nhập ma thì cũng vừa đi vừa cười, nhưng vẫn thích gom góp các tài liệu, bất cứ ai đưa lên mạng cái gì mới hay cũ cũng nhảy vào xin chia sẻ , có khi mang về dùng, có khi mang về ..bán nhưng hầu hết có lẽ chỉ mang về cất trong máy tính mà có khi nếu lôi ra xem thì cũng chả hiểu gì, nhưng vẫn cứ thích xin  ( còn mua thì chưa chắc ) !

Còn những cái Đặc biệt về chính sách , đặc biệt về hệ thống trường lớp thì chắc phải tốn vài trang giấy chưa chắc là nói được hết …. Và điều đặc biệt nhất có lẽ là cũng chưa có một tình trạng nào được nói hoài, bàn hoài, chia sẽ hoài mà vẫn không hết độ nóng của nó !

CVTL Lê Khanh

 

Comments

comments

Lê Khanh
Lê Khanh
Chuyên gia tâm lý